Bước đầu đánh giá kết quả chẩn đoán và phân loại co thắt tâm vị bằng kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Bước đầu đánh giá kết quả chẩn đoán và phân loại co thắt tâm vị bằng kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu chùm ca bệnh trên bệnh nhân chẩn đoán co thắt tâm vị bằng nội soi đường tiêu hóa trên hoặc chụp baryt thực quản, ghi nhận mức độ nặng bằng bảng điểm Eckardt trước và sau điều trị và kết quả HRM theo phân loại Chicago 3.0. Kết quả: Từ tháng 4 đến tháng 12/2018, nghiên cứu thu tuyển được 20 bệnh nhân (7 nam và 13 nữ, tuổi trung bình 35,9 ± 15,4 năm). Số bệnh nhân co thắt tâm vị type I, II, và III, và không phải co thắt tâm vị (mất nhu động thực quản) lần lượt là 2, 12, 2, và 4 bệnh nhân. Điểm Eckardt không khác biệt giữa nhóm co thắt tâm vị và nhóm mất nhu động thực quản. Áp lực tích hợp khi nghỉ của LES trong 4 giây (IRP4s) trung bình của nhóm co thắt tâm vị là 24,6 ± 6,3mmHg và không có khác biệt giữa các type. Điểm Eckardt trước và sau điều trị ở nhóm co thắt tâm vị lần lượt là 6,8 ± 2,8 và 2,1 ± 1,9 (p<0,05). Sau can thiệp, 2 bệnh nhân có IRP4s trở về bình thường nhưng có rối loạn nhu động thực quản dạng mất nhu động (1 bệnh nhân) và tăng co bóp đoạn dưới (1 bệnh nhân). Kết luận: HRM có giá trị trong chẩn đoán xác định, phân loại thể bệnh, và theo dõi sau điều trị đối với co thắt tâm vị.
Từ khóa: Co thắt tâm vị, đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Francis DL, Katzka DA (2010) Achalasia: Update on the disease and its treatment. Gastroenterology 139(2): 369-374.
3. Howard PJ, Maher L, Pryde A et al (1992) Five year prospective study of the incidence, clinical features, and diagnosis of achalasia in Edinburgh. Gut 33(8): 1011-1015.
4. Kahrilas PJ, Bredenoord AJ Fox M et al (2015) The Chicago Classification of esophageal motility disorders, v3.0. Neurogastroenterol Motil 27(2): 160-174.
5. Müller M (2015) Impact of high-resolution manometry on achalasia diagnosis and treatment. Ann Gastroenterol 28(1): 3-9.
6. Pandolfino JE, Kwiatek MA, Nealis T et al (2008) Achalasia: A new clinically relevant classification by high-resolution manometry. Gastroenterology 135(5): 1526-1533.
7. Salvador R, Costantini M, Zaninotto G et al (2010) The preoperative manometric pattern predicts the outcome of surgical treatment for esophageal achalasia. J Gastrointest Surg 14(11): 1635-1645.
8. Schlottmann F, Herbella F, Allaix ME et al (2018) Modern management of esophageal achalasia: From pathophysiology to treatment. Curr Probl Surg 55(1): 10-37.
9. Torresan F, Ioannou A, Azzaroli F et al (2015) Treatment of achalasia in the era of high-resolution manometry. Ann Gastroenterol 28(3): 301-308.
10. Vaezi MF, Pandolfino JE, Vela MF (2013) ACG clinical guideline: Diagnosis and management of achalasia. Am J Gastroenterol 108(8): 1238-1249, quiz 1250.