Giá trị của PCR trong xác định vi khuẩn Gram dương ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

  • Đỗ Văn Đông Học viện Quân y
  • Ngô Tất Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Hữu Song Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nhiễm khuẩn huyết, RT-PCR

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị của PCR trong phát hiện vi khuẩn Gram dương gây nhiễm khuẩn huyết (NKH). Đối tượng và phương pháp: 170 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết theo tiêu chuẩn Sepsis 3 được đưa vào nghiên cứu. Mỗi bệnh nhân đều được xác định căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết bằng cấy máu và Realtime PCR (RT-PCR). Kết quả: 58/170 (34,1%), 94/170 (55,3%), và 101/170 (59,4%) được phát hiện mầm bệnh bằng cấy máu, RT-PCR và kết hợp hai phương pháp. Trong số 94 bệnh nhân dương tính với RT-PCR, có 27,7% (26/94) trường hợp có kết quả dương tính với Gram dương. Bằng RT-PCR có thể phát hiện được thêm 43 ca trong số 112 ca cấy máu âm tính và tỷ lệ dương tính với Gram dương trong số bệnh nhân này là 39,5% (17/43). RT-PCR chứng tỏ khả năng phát hiện các vi khuẩn Gram dương tốt hơn cấy máu (72,4% so với 10,3%, p<0,05), đặc biệt một số trường hợp chỉ được xác định bằng RT-PCR như: Streptococcus sp (10 ca), S. pneumoniae (4 ca) và Enterococcus sp (3 ca). Kết luận: RT-PCR là một phương pháp có giá trị hỗ trợ tốt cho chẩn đoán và xác định căn nguyên vi khuẩn Gram dương ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Cecconi M, Evans L, Levy M et al (2018) Sepsis and septic shock. The Lancet 392(10141): 75-87.
2. Liesenfeld O, Lehman L, Hunfeld KP et al (2014) Molecular diagnosis of sepsis: New aspects and recent developments. European journal of microbiology & immunology 4(1): 1-25.
3. Sterling SA, Miller WR, Pryor J et al (2015) The Impact of timing of antibiotics on outcomes in severe sepsis and septic shock: A systematic review and meta-analysis. Critical care medicine 43(9): 1907-1915.
4. Martin GS, Mannino DM, Eaton S et al (2003) The epidemiology of sepsis in the united states from 1979 through 2000. New England Journal of Medicine 348(16): 1546-1554.
5. Garnacho-Montero J, Garcia-Garmendia JL, Barrero-Almodovar A et al (2003) Impact of adequate empirical antibiotic therapy on the outcome of patients admitted to the intensive care unit with sepsis*. Critical care medicine 31(12): 2742-2751.
6. Leekha S, Terrell CL and Edson RS (2011) General principles of antimicrobial therapy. Mayo Clinic Proceedings 86(2): 156-167.
7. N. Tat Trung, H. Van Tong, T. T. Lien et al (2018) Clinical utility of an optimised multiplex real-time PCR assay for the identification of pathogens causing sepsis in Vietnamese patients. International Journal of Infectious Diseases 67: 122-128.
8. Bloos F, Hinder F, Becker K et al (2010) A multicenter trial to compare blood culture with polymerase chain reaction in severe human sepsis. Intensive Care Medicine 36(2): 241-247.
9. Suberviola B, Márquez-López A, Castellanos-Ortega A et al (2016) Microbiological diagnosis of sepsis: Polymerase chain reaction system versus blood cultures. American Journal of Critical Care 25(1): 68-75.
10. Scheer CS, Fuchs C, Gründling M et al (2018) Impact of antibiotic administration on blood culture positivity at the beginning of sepsis: A prospective clinical cohort study. Clinical Microbiology and Infection.
11. Dinc F, Akalin H, Özakin C et al (2016) Comparison of blood culture and multiplex real-time PCR for the diagnosis of nosocomial sepsis. Minerva anestesiologica 82(3): 301-309.
12. Rangel-Frausto M, Pittet D, Costigan M et al (1995) The natural history of the systemic inflammatory response syndrome (sirs): A prospective study. JAMA 273(2): 117-123.
13. Westh H, Lisby G, Breysse F et al (2009) Multiplex real-time PCR and blood culture for identification of bloodstream pathogens in patients with suspected sepsis. Clinical Microbiology and Infection 15(6): 544-551.
14. Lehmann, LE Hunfeld KP, Steinbrucker M et al (2010) Improved detection of blood stream pathogens by real-time PCR in severe sepsis. Intensive Care Medicine 36(1): 49-56.