Hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân vảy nến: Một nghiên cứu so sánh

  • Huỳnh Thị Xuân Tâm Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh
  • Bùi Thị Vân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Ngọc Ánh Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Vảy nến, hội chứng chuyển hóa

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các yếu tố trong hội chứng chuyển hóa và so sánh sự khác biệt giữa nhóm bệnh nhân vảy nến với nhóm các bệnh nhân không mắc bệnh vảy nến. Đối tượng và phương pháp: 85 bệnh nhân vảy nến và 85 bệnh nhân nhóm chứng không mắc bệnh vảy nến đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến 2018 đạt các tiêu chuẩn nghiên cứu, nghiên cứu cắt ngang phân tích. Kết quả: Tuổi trung bình của các bệnh nhân ở nhóm bệnh và bệnh nhân ở nhóm chứng tương đương nhau. Kết quả nghiên cứu so sánh sự khác biệt giữa hai nhóm ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về chỉ số BMI, số đo vòng eo, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp, chỉ số đường huyết, cholesterol toàn phần và chỉ số LDL ở nhóm bệnh nhân vảy nến mắc hội chứng chuyển hóa so với nhóm bệnh nhân vảy nến không mắc hội chứng chuyển hóa. Tỷ lệ bệnh nhân vảy nến có hội chứng chuyển hóa mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn rất nhiều lần so với những bệnh nhân không mắc vảy nến và có hội chứng chuyển hóa, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,001). Những bệnh nhân vảy nến có hội chứng chuyển hóa có trị số đường huyết, cholesterol toàn phần, triglyceride và LDL cao hơn so với những bệnh nhân không mắc vảy nến có hội chứng chuyển hóa. Sự khác biệt ở các trị số này giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Tình trạng hội chứng chuyển hóa ở những bệnh nhân vảy nến trầm trọng hơn so với những bệnh nhân không mắc bệnh vảy nến. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng mắc bệnh vảy nến và hội chứng chuyển hóa.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Armstrong AW, Armstrong EJ (2013) Psoriasis and metabolic syndrome: S systematic review and meta-analysis of observational studies. J Am Acad Dermatol 2013(68): 654-662.
2. Bùi Thị Vân, Nguyễn Gia Bình, N.Đ.H (2015) HCCH ở bệnh nhân vảy nến thông thường. Tạp chí Da liễu học Việt Nam, tr. 2.
3. Dreiher J, Davidovici B, Shapiro J, Cohen AD (2008) Psoriasisand dyslipidaemia: A population‑ based study. Acta Derm Venereol 88: 561-565.
4. Shapiro J, Weitzman D, Tal R, David M (2012) Psoriasis and cardiovascular risk factors: A case - control study on inpatients comparing psoriasis to dermatitis. J Am Acad Dermatol 66: 252-258.
5. Sristi Lakshmi, AKN, Carounanidy Udayashankar (2014) Metabolic syndrome in patients with psoriasis: A comparative study. Indian Dermatology Online Journal 5(2).
6. Beilby J (2004) Definition of metabolic syndrome: Report of the National Heart, Lung, and Blood Institute/American Heart Association Conference on Scientific Issues Related to Definition. Circulation 05(109): 433-438.
7. Kim GW, PH, Kim HS, Kim SH, Ko HC, Kim BS et al (2012) Analysis of cardiovascular risk factors and metabolic syndrome in Korean patients with psoriasis. Ann Dermatol 24: 11-15.
8. Singh, YP, Armstrong AW (2016) Relationship between psoriasis and metabolic syndrome: A systematic review. G Ital Dermatol Venereol 151: 663-677.
9. Gisondi P, Conti A, Piaserico S, Schianchi S, Peserico A et al (2007) Prevalence of metabolic syndrome in patients with psoriasis: A hospital-based case-control study. Br J Dermatol 157: 68-73.
10. Zindancı I, Kavala M, Kocaturk E, Can B, Sudogan S et al (2012) Prevalence of metabolic syndrome in patients with psoriasis. Scientific World Journal: 312-463.
11. Sumner AD, Reed JF (2012) Components of the metabolic syndrome differ between young and old adults in the US population. (Greenwich) J Clin Hypertens 14: 502-506.