Yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân vảy nến

  • Nguyễn Trọng Hào Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Vũ Hoàng Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Vảy nến, yếu tố nguy cơ tim mạch

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân vảy nến mảng khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Tp. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân vảy nến thông thường. Kết quả: 100 bệnh nhân vảy nến mảng được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ của các yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm: Rối loạn lipid máu (70%), hoạt động thể lực không đều (41%), tăng huyết áp (41%), hút thuốc lá (39%), thừa cân/béo phì (25%), tăng homocysteine máu (23%), đái tháo đường (11%) và uống rượu bia nhiều (9%). Nghiên cứu phát hiện được mối liên quan duy nhất giữa tăng homocysteine trong máu với độ nặng của bệnh. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy các yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân vảy nến mảng chiếm tỷ lệ cao. Đề nghị tầm soát và kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch trên tất cả những bệnh nhân vảy nến.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Liên và Văn Thế Trung (2014) Xác định nguy cơ tim mạch theo thang điểm Framingham trên bệnh nhân vảy nến tại Bệnh viện da liễu Tp.Hồ Chí Minh. Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 18, tr. 79-85.
2. Trương Lê Anh Tuấn và Lê Ngọc Diệp (2012) Mối liên quan giữa bệnh vảy nến và hội chứng chuyển hóa. Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 16, tr. 268-274.
3. Nguyễn Trọng Hào (2016) Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên bệnh vảy nến thông thường. Trường đại học y Hà Nội. Luận án Tiến sĩ Y học.
4. Phạm Thuý Ngà và Nguyễn Tất Thắng (2012) Nồng độ homocysteine và acid folic huyết tương ở bệnh nhân vảy nến mảng tại Bệnh viện da liễu Tp. Hồ Chí Minh. Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 16, tr. 275-283.
5. Gudjonsson JE, Elder JT (2012) Psoriasis. Fitzpatrick’s Dermatology in General Medicine: 197-231.
6. Neimann AL, Shin DB, Wang X et al (2006) Prevalence of cardiovascular risk factors in patients with psoriasis. Journal of the American Academy of Dermatology 55(5): 829-835.
7. Barraclough C, Clark S (2015) Psoriasis and cardiovascular risk assessment in primary care. Br J Gen Pract 65(638): 476-476.
8. Giannoni M, Consales V, Campanati A et al (2015) Homocysteine plasma levels in psoriasis patients: Our experience and review of the literature. Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology 29(9): 1781-1785.
9 . Coumbe AG, Pritzker MR, Duprez DA (2014) Cardiovascular risk and psoriasis: Beyond the traditional risk factors. The American journal of medicine 127(1): 12-18.
10. Egeberg A, Skov L, Joshi AA et al (2017) The relationship between duration of psoriasis, vascular inflammation, and cardiovascular events. Journal of the American Academy of Dermatology 77(4): 650-656.