Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ của tiêm morphin 0,2mg vào tủy sống kết hợp với IV-PCA sau mổ tầng bụng trên

  • Đào Khắc Hùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Main Article Content

Keywords

Giảm đau sau mổ, morphin, giảm đau bệnh nhân tự kiểm soát (PCA), tầng bụng trên

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp tiêm trước mổ morphin 0,2mg vào tủy sống (ITM) kết hợp với giảm đau bệnh nhân tự kiểm soát đường tĩnh mạch (IV-PCA) sau mổ tầng bụng trên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 120 bệnh nhân, mổ vùng bụng trên được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1: Áp dụng đơn thuần phương pháp giảm đau tự kiểm soát đường tĩnh mạch với quy trình liều bấm 1mg/ml, thời gian khóa 5 phút và giới hạn liều 10mg/giờ. Nhóm 2: Kết hợp giữa phương pháp tiêm trước mổ morphin 0,2mg vào tủy sống với phương pháp giảm đau bệnh nhân tự kiểm soát đường tĩnh mạch quy trình đặt máy như nhóm 1. Kết quả: Điểm VAS lúc nghỉ và lúc vận động nhóm 2 thấp hơn nhóm 1 ở các thời điểm sau mổ đến 64 giờ với p<0,05. Lượng morphin khi chuẩn độ nhóm 1 là 6,18 ± 2,21mg nhiều hơn so với nhóm 2 là 4,38 ± 2,37mg và nhu cầu trong 72 giờ nhóm 1 là 55,4 ± 26,29mg nhiều hơn so với nhóm 2 là 34,1 ± 23,56mg và sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05. Các tác dụng không mong muốn: Độ an thần, nôn - buồn nôn, ngứa, bí đái, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Kết luận: Phương pháp giảm đau kết hợp giữa tiêm 0,2mg morphin vào tủy sống với bệnh nhân tự kiểm soát đau đường tĩnh mạch morphin để giảm đau sau mổ bụng trên là hiệu quả và an toàn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. An Thành Công (2011 Đánh giá tác dụng giảm đau dự phòng sau mổ tầng bụng trên bằng phương pháp tiêm morphin tủy sống. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Quốc Kính (2009) Nghiên cứu tác dụng giảm đau của morphin tủy sống liều thấp ở bệnh nhân mổ tim hở. Y học thực hành 670(8).
3. Hyun-Chang K et al (2015) Efficacy of intrathecal morphine for postoperative pain management following open nephrectomy. Journal of international med research (44): 42-53.
4. Junyeol B, Hyun‑Chang K, Deok MH (2017) Intrathecal morphine for postoperative pain control following robot‑assisted prostatectomy: A prospective randomized trial. Japanese Society of Anesthesiologists 17: 2356-2359.
5. Khaled MF (2014) High dose intrathecal morphine for major abdominal cancer surgery: A prospective double-blind, dose-fiding clinical study. Pain physician 17: 255-264.
6. Lesley D, Pietri et al (2006) The use of intrathecal morphine for postoperative pain relief after liver resection: A comparison with epidural analgesia. J med 102: 1157-1163.
7. Luciana M, Santos et al (2009) Intrathecal morphine plus general anesthesia in cardiac surgery: Effects on pulmonary function, postoperative analgesia, and plasma morphine concentration. Clinics (Sao Paulo) 64(4): 279-285.
8. Nuri Deniz M, Erhan E, Ugur G (2013) Intrathecal morphine reduces postoperative tramadol consumption in patients undergoing radical retropubic prostatectomy: A randomized trial. European Review for Medical and Pharmacological Sciences 17: 834-838.
9. Mason, Gondret et al (2001) Intrathecal sufentanil anh morphin for post-thoracotomy pain relief. British journal of anaesthesia 86(2): 236-240.
10. Suhattaya B (2007) Comparison of intrathecal morphine plus PCA and PCA alone for postoperative analgesia after kidney surgery. J medassoc Thai 90(6): 1143-1149.