Khảo sát nồng độ axít uric và tỷ lệ bệnh gút ở bệnh nhân nam tại Bệnh xá Sư đoàn 9

  • Trương Đình Cẩm Bệnh viện Quân y 175
  • Giãn Tư Chương Bệnh xá Quân - Dân y, Sư đoàn 9

Main Article Content

Keywords

Axít uric máu, bệnh gút

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ axít uric máu, tỷ lệ tăng axít uric và tỷ lệ bệnh gút ở đối tượng nam giới đến khám bệnh tại Bệnh xá Sư đoàn 9. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 343 bệnh nhân nam giới. Chẩn đoán bệnh gút dựa trên tiêu chuẩn của Bennet và Wood (1968). Kết quả: Nồng độ axít uric trung bình của đối tượng nghiên cứu là 349,02 ± 87,442mmol/l. Nồng độ axít uric có xu hướng tăng theo tuổi, tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ tăng axít uric máu là 19,2%. Tỷ lệ bệnh gút của đối tượng nghiên cứu là 7,9%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ bệnh gút theo tuổi. Kết luận: Đối tượng nghiên cứu có nồng độ axít uric là 349,02 ± 87,442mmmol/l, tỷ lệ tăng axít uric là 19,2%, tỷ lệ bệnh gút là 19,2%.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Dung, Lê Bạch Mai (2012) Đặc điểm tăng axít uric huyết thanh ở người 31 - 60 tuổi tại 2 xã vùng nông thôn Thái Bình năm 2012. Tạp chí Y học dự phòng, tập 23, số 7, tr. 98.
2. Châu Ngọc Hoa, Lê Hoài Nam (2009) Khảo sát nồng độ axít uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp và người bình thường. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. Tập 13 (phụ bản của số 1/2009), tr. 1-5.
3. Lê Viết Hoàng (2013) Nghiên cứu nồng độ axít uric máu ở cán bộ cao cấp Quân khu X. Học viện Quân y.
4. Lý Huy Khanh, Đôn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Đức Công (2014) Liên quan giữa axít uric huyết thanh với tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. Tập 18 (phụ bản của số 3), tr. 325-333.
5. Huỳnh Ngọc Linh (2012) Tỷ lệ tăng axít uric máu và các yếu tố liên quan. Tạp chí Y học thực hành. 857(số 1/2013), tr. 131-133.
6. Trịnh Kiến Trung (2015) Nghiên cứu nồng độ axít uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ 40 tuổi trở lên tại thành phố cần thơ. Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y.
7. Wietlisbach V, Conen D, Bovet P, Shamlaye C (2004) Prevalence of hyperuricemia and relation of serum uric acid with cardiovascular risk factors in a developing country. BMC Public Health 4.
8. Jing Fang, Michael HA (2000) Serum uric acid and cardiovascular mortality. The NHANES I epidemiologic follow-up study, 1971 - 1992. Journal Of American Medical Association 283(18): 2404-2410.
9. Wang T, Liu B, Zhao HN, Yue WW, Yu HP (2011) The prevalence of hyperuricemia in China. BMC Public Health.
10. Liu R, Han C, Wu D et al (2015) Prevalence of hyperuricemia and gout in mainland China from 2000 to 2014: A systematic review and meta-analysis. Biomed Res Int 762820.