Một số đặc điểm lâm sàng, căn nguyên sốt phát ban ở trẻ em

  • Trần Thị Trang Anh Trường Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Nhật An Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Sốt phát ban, hình thái ban, ban nhiễm trùng

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng sốt phát ban ở trẻ em. Tìm hiểu một số căn nguyên thường gặp gây sốt phát ban ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: 840 bệnh nhi có biểu hiện sốt và phát ban được khám và có chỉ định điều trị nội trú tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018. Phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: Sốt phát ban tập trung ở nhóm tuổi < 5 tuổi, nam nhiều hơn nữ, đỉnh của dịch sốt phát ban là vào tháng 5 và tháng 9. Sốt cao chiếm ưu thế, thường sốt cao liên tục và < 7 ngày. Phát ban thường xuất hiện sau sốt. Ban hay gặp ở toàn thân và tay chân, ban ở mông và miệng thường thấy trong căn nguyên virus. Hình thái ban thường gặp: Rải rác (61,3%), ngoại ban (72,3%), ban xung huyết (39,8%) dạng dát sẩn hoặc sẩn và mụn phỏng nước (39,8%), từng nốt riêng biệt, ban phỏng nước hoặc nội ban thường gặp do virus. Triệu chứng lâm sàng kèm theo chủ yếu là thần kinh và hô hấp, 3 trường hợp tử vong/ nặng xin về (0,4%). Thời gian gian nằm viện thường dưới 7 ngày (84,2%), thời gian nằm viện do căn nguyên không nhiễm trùng thường dài. Căn nguyên: Chủ yếu do virus (89,0%), không xác định được căn nguyên 3,2%. Sốt phát ban có chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm là 47,0%. Kết luận: Sốt phát ban ở trẻ em trong nghiên cứu chủ yếu do căn nguyên virus, căn nguyên không nhiễm trùng chỉ có bệnh Kawasaki và có một tỷ lệ chưa xác định được căn nguyên, tỷ lệ chẩn đoán xác định được căn nguyên nhiễm trùng bằng xét nghiệm chưa cao. Phát ban trong sốt phát ban ở trẻ em đa dạng khó phân biệt căn nguyên chỉ dựa vào hình thái của phát ban.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Cảnh Phú, Phạm Văn Hán (2012) Đặc điểm dịch tễ vụ dịch sốt phát ban tại Nghệ An năm 2011. Tạp chí Y học thực hành 848(11), tr. 3-5.
2. Đào Thị Minh An, Nguyễn Trí Cường (2011) Dịch tễ học vụ dịch sốt phát ban 2009 tại Lào Cai. Tạp chí Nghiên cứu khoa học, 76(5), tr. 100-105.
3. Nguyễn Thị Kim Thư, Nguyễn Văn Kính, Phạm Nhật An (2013) Đặc điểm lâm sàng và căn nguyên virus gây bệnh tay chân miệng tại miền Bắc Việt Nam từ tháng 11/2011 đến tháng 2/2012. Tạp chí Nghiên cứu y học, 84(4), tr. 21-26.
4. Ngô Thị Hiếu Minh (2010) Nghiên cứu dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh tay chân miệng trẻ em ở viện Nhi Trung ương. Luận văn thạc sỹ y học.
5. Phan Hữu Nguyệt Diễm (2003) Suy gan trong sốt xuất huyết trẻ em. Y học TP Hồ Chí Minh, 7(1), tr. 132-137.
6. Bùi Vũ Huy (2011) Đặc điểm lâm sàng bệnh sởi ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong 2 năm (2009 - 2010). Tạp chí Y học Dự phòng, XXI, 3(121), tr. 45-50.
7. Vũ Thị Minh Phượng (2015) Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh sởi ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Luận văn thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
8. Elena Bozzola et al (2016) Varicella skin complications in childhood: A case series and a systematic review of the literature. Int. J. Mol. Sci 17: 688.
9. Nadia Ali Azfar et al (2012) Cutaneous manifestations in patients of dengue fever. Journal of Pakistan Association of Dermatologists 22(4): 320-324.
10. Moraes JC, Toscano et al (2011) Etiologies of rash and fever illnesses in Campinas. Brazil, J Infect Dis 204(2): 627-636.