Vai trò của phẫu thuật rửa mủ tiền phòng trong chẩn đoán và điều trị viêm loét giác mạc

  • Phạm Ngọc Đông Bệnh viện Mắt Trung ương
  • Dương Mai Nga Bệnh viện Mắt Trung ương
  • Lê Xuân Cung Bệnh viện Mắt Trung ương
  • Nguyễn Đình Ngân Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Viêm loét giác mạc, rửa mủ tiền phòng

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá vai trò của rửa mủ tiền phòng trong chẩn đoán và điều trị viêm loét giác mạc. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không có nhóm chứng trên 36 mắt viêm loét giác mạc có mủ tiền phòng, gồm 11 mắt rửa mủ tiền phòng với mục đích chẩn đoán (nhóm 1) và 25 mắt với mục đích điều trị (nhóm 2). Kết quả: Tỷ lệ tìm thấy nấm trong mủ tiền phòng của 2 nhóm lần lượt là 72,7% và 84,0%. Tỷ lệ khỏi của nhóm 1 và 2 lần lượt là 81,8% và 60,0%. Trong 21 mắt tìm thấy nấm trong mủ tiền phòng của nhóm 2, diện tích ổ loét trước phẫu thuật và độ cao mủ tiền phòng của nhóm khỏi thấp hơn nhóm thất bại. Tỷ lệ khỏi của những mắt có đường kính ổ loét ≤ 3mm và > 3mm trong nhóm 2 lần lượt là 100% và 47,4% (p=0,028). Kết luận: Rửa mủ tiền phòng có vai trò trong chẩn đoán nguyên nhân và hỗ trợ điều trị viêm loét giác mạc. Phẫu thuật nên được thực hiện trên những mắt có đường kính ổ loét nhỏ, xuất tiết tiền phòng không tiêu nhưng mủ tiền phòng giảm hoặc không thay đổi sau điều trị nội khoa

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Gupta N, Tandon R, Gupta SK et al (2013) Burden of corneal blindness in India. Indian journal of community medicine: Official publication of Indian Association of Preventive & Social Medicine 38(4): 198-206.
2. Wang H, Zhang Y, Li Z et al (2014) Prevalence and causes of corneal blindness. Clin Exp Ophthalmol 42(3): 249-253.
3. Xu LJ, Song XS, Zhao J et al (2012) Hypopyon in patients with fungal keratitis. Chin Med J (Engl) 125(3): 470-475.
4. Bourcier T, Sauer A, Dory A et al (2017) Fungal keratitis. J Fr Ophtalmol 40(10): 882-888.
5. Gao H, Wang T, Zhang J et al (2010) Clinical application of irrigation in therapeutic keratoplasty for suppurative keratitis with severe hypopyon. Zhonghua Yan Ke Za Zhi 46(5): 400-404.
6. Jain R KA, Virdi AS et al (2014) Role of evacuation of anterior chamber exudates as an adjunct in the management of deep fungal keratitis. Adv Ophthalmol Vis Syst 1(4).
7. Upadhyay MP, Srinivasan M, Whitcher JP (2009) Managing corneal disease: Focus on suppurative keratitis. Community Eye Health 22(71): 39-41.
8. Kaushik S, Ram J, Brar G et al (2001) Intracameral Amphotericin B: Initial experience in severe keratomycosis. Cornea 20(7): 715-719.
9. Yoon KC, Md P, Jeong IY et al (2007) Therapeutic effect of intracameral amphotericin B injection in the treatment of fungal keratitis. Cornea 26(7): 814-818.
10. Sridhar MS, Sharma S, Gopinathan U et al (2002) Anterior chamber tap: Diagnostic and therapeutic indications in the management of ocular infections. Cornea 21(7): 718-722.