Nghiên cứu hình ảnh nội soi, mô bệnh học của bệnh nhân ung thư trực tràng

  • Vũ Hồng Anh Bệnh viện E - Hà Nội
  • Nguyễn Thúy Vinh Bệnh viện E - Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Nội soi, ung thư trực tràng, mô bệnh học

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu hình ảnh nội soi, kết quả mô bệnh học của bệnh nhân ung thư trực tràng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Gồm 56 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư trực tràng bằng mô bệnh học sau mổ. Kết quả: Kết quả về nội soi: Thể sùi (76,8%), thể sùi loét (10,7%). Tỷ lệ khối u có kích thước lớn nhất < 4cm chiếm 48,2%, kích thước 4 - < 8cm chiếm 46,4%. 100% khối u gây hẹp trực tràng, trong đó 73,2% khối u gây hẹp từ 1/2 trực tràng trở lên. Kết quả mô bệnh học: 50% khối u ở giai đoạn T3 và T4, 50% ở T1 và T2, 26,8% có di căn hạch. Kết luận: Nội soi trực tràng là phương pháp tốt nhất, đơn giản để xác định vị trí, kích thước, tính chất bề mặt, các tổn thương phối hợp. Nội soi trực tràng kết hợp với sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học đã trở thành tiêu chuẩn vàng để phát hiện polyp và chẩn đoán ung thư đại trực tràng.


 


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Minh An (2013) Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị triệt căn ung thư trực tràng thấp. Luận án Tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
2. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh, Nguyễn Quốc Thái (2010) Tai biến và biến chứng phẫu thuật nội soi cắt nối máy điều trị ung thư trực tràng. Y học TP. Hồ Chí Minh, 14(1), tr. 119-123.
3. Đỗ Đình Công (2011) Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng: Kết quả 3 năm. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15(1), tr. 55-60.
4. Đỗ Trọng Khanh (2008) Đánh giá mức độ xâm lấn và di căn hạch của ung thư trực tràng. Y Học TP. Hồ Chí Minh 12(1), tr. 210-215.
5. Võ Tấn Long (2011) Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi cắt đoạn trực tràng nối máy so với mổ mở trong điều trị ung thư trực tràng. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15(1), tr. 45-50.
6. Fetti A (2012) Laparoscopic surgery for the treatment of rectal cancer: Short-Term results. Chirurgia 107: 730-736.
7. Dai Y et al (2008) Preservation of the continence function after intersphincteric resection using a prolapsing technique in the patients with low rectal cancer and its clinical prognosis. Chin Med J 121(20): 2016-2020.
8. Jemal A, Siegel R, Ward E et al (2006) Cancer statistics. Cancer J Clin 56: 106-130.
9. Malvezzi M, Bertuccio P, Levi F et al (2013) European cancer mortality predictions for the year 2013. Annals of Oncology 00: 1-9.
10. Orhan B and Per J (2010) Long-term results after laparoscopic resection for colorectal cancer within a fast-track regimen in the elderly: A prospective study. The Open Colorectal Cancer Journal 3: 1-4.