Liên quan giữa lâm sàng, xét nghiệm với độ xơ hóa gan và giá trị của một số phương pháp chẩn đoán xơ hóa gan không xâm lấn trong bệnh gan nhiễm mỡ

  • Vũ Thị Thu Trang Trường ĐH Y Dược Hải Phòng
  • Trịnh Tuấn Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Minh Thắng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan nhiễm mỡ, xơ hóa gan

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa một số yếu tố lâm sàng, xét nghiệm với độ xơ hóa gan và giá trị của một số phương pháp chẩn đoán xơ hóa gan không xâm lấn trong bệnh gan nhiễm mỡ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 102 bệnh nhân gan nhiễm mỡ được chẩn đoán bằng sinh thiết gan và xét nghiệm mô bệnh học. Kết quả và kết luận: BMI, vòng bụng là yếu tố nguy có có liên quan đến mức độ xơ hóa gan. AST, GGT huyết thanh có tương quan thuận với mức độ xơ hóa gan; tiểu cầu, tỷ lệ prothrombin có tương quan nghịch với mức độ xơ hóa gan. APRI, FIB4, Forns có giá trị cao trong chẩn đoán xơ gan và xơ hóa gan tiến triển (F3 - F4) trong bệnh gan nhiễm mỡ, và có giá trị vừa phải trong chẩn đoán xơ hóa gan mức độ nhẹ và trung bình (F1 - F2), không chẩn đoán được xơ hóa gan giai đoạn sớm.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Chalasani N, Younossi Z, Lavine JE et al (2018) The diagnosis and management of nonalcoholic fatty liver disease: Practice guidance from the american association for the study of liver diseases. Hepatology 67(1): 328-357.
2. Dugum M and Mccullough A (2015) Diagnosis and management of alcoholic liver disease. J Clin Transl Hepatol 3(2): 109-116.
3. Enomoto H, Bando Y, Nakamura H et al (2015) Liver fibrosis markers of nonalcoholic steatohepatitis. World J Gastroenterol 21(24): 7427-7435.
4. Pang Q, Zhang JY, Song SD et al (2015) Central obesity and nonalcoholic fatty liver disease risk after adjusting for body mass index. World J Gastroenterol 21(5): 1650-1662.
5. Raynard B, Balian A, Fallik D et al (2002) Risk factors of fibrosis in alcohol-induced liver disease. Hepatology 35(3): 635-638.
6. Sun W, Cui H, Li N et al (2016) Comparison of FIB-4 index, NAFLD fibrosis score and BARD score for prediction of advanced fibrosis in adult patients with non-alcoholic fatty liver disease: A meta-analysis study. Hepatol Res 46(9): 862-870.
7. Sanal MG (2015) Biomarkers in nonalcoholic fatty liver disease-the emperor has no clothes?. World J Gastroenterol 21(11): 3223-3231.
8. Xiao G, Zhu S, Xiao X et al (2017) Comparison of laboratory tests, ultrasound, or magnetic resonance elastography to detect fibrosis in patients with nonalcoholic fatty liver disease: A meta-analysis. Hepatology 66(5): 1486-1501.