Giá trị của phương pháp real-time PCR trong xác định vi khuẩn kỵ khí ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

  • Nguyễn Sỹ Thấu Học viện Quân y
  • Ngô Tất Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vương Phúc Đường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Hữu Song Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nhiễm khuẩn huyết, real-time PCR

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị của phương pháp real-time PCR (RT-PCR) trong xác định vi khuẩn kỵ khí ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Đối tượng và phương pháp: 92 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết được đưa vào nghiên cứu. Mỗi bệnh nhân đều được xác định mầm bệnh đồng thời bằng cấy máu và RT-PCR. Cấy máu được thực hiện tại Khoa Vi sinh vật và RT-PCR được thực hiện tại Khoa Sinh học Phân tử, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Tỷ lệ dương tính của cấy máu, RT-PCR và kết hợp hai phương pháp lần lượt là 34,78%; 51,09% và 56,52%. Trong số 60 ca bệnh có cấy máu âm tính thì 20 ca bệnh được phát hiện mầm bệnh bằng RT-PCR, ngược lại có 5 ca cấy máu dương tính nhưng RT-PCR lại âm tính.
RT-PCR có ưu thế hơn cấy máu vì có những mầm bệnh chỉ được xác định bằng RT-PCR: S. aureus,
S. pneumoniae, Enterococcus sp, và đặc biệt là vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối Bacteroides sp. Kết luận: RT-PCR là một phương pháp có giá trị hỗ trợ tốt trong xác định căn nguyên vi khuẩn kỵ khí ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Kumar A et al (2006) Duration of hypotension before initiation of effective antimicrobial therapy is the critical determinant of survival in human septic shock. Crit Care Med 34.
2. Rajesh B and Rattan LI (2008) Essentials of medical microbiology. Ed. 4, Jaypee Brothers Medical Publishers (P) Ltd, B-3 EMCA House, 23/23B Ansari Road, Daryaganj.
3. Franklin R Cockerill III and Wilson, Walter R (1997) Analysis of 281,797 consecutive blood cultures performed over an eight-year period: Trends in microorganisms isolated and the value of anaerobic culture of blood. Clinical Infectious Disease 24: 403-418.
4. Andrew R, MB BS, MD(Res) (Co-chair) et al (2016) Surviving sepsis campaign: International guidelines for management of sepsis and septic shock: 2016. Critical Care Medicine 45(3).
5. Mervyn S (2016) The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (Sepsis-3). JAMA 315(8): 801-810.
6. Trung NT et al (2016) Enrichment of bacterial DNA for the diagnosis of blood stream infections. BMC Infect Dis 16: 235.
7. Trung NT et al (2017) Clinical utility of an optimised multiplex real-time PCR assay for the identification of pathogens causing sepsis in Vietnamese patients. Int J Infect Dis.
8. Korber F et al (2017) SeptiFast versus blood culture in clinical routine - A report on 3 years experience. Wien Klin Wochenschr 129(11-12): 427-434.
9. Lutz EL, Klaus-Peter H, and Martina S (2009) Improved detection of blood stream pathogens by real-time PCR in severe sepsis. Intensive Care Medicine 36: 49-56.
10. Herne V et al (2013) Diagnostic performance and therapeutic impact of LightCycler SeptiFast assay in patients with suspected sepsis. European Journal of Microbiology and Immunology 3(1): 68-76.