Nghiên cứu những thay đổi một số chỉ số xét nghiệm trong điều trị chấn thương sọ não nặng sử dụng huyết thanh mặn ưu trương 7,5% và mannitol

  • Vũ Văn Khâm Bệnh viện Xanh Pôn
  • Trịnh Văn Đồng Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Chấn thương sọ não, áp lực nội sọ, huyết thanh mặn

Tóm tắt

Mục tiêu: Theo dõi những thay đổi của hemoglobin, hematocrite, áp lực thẩm thấu máu, natri máu và khí máu trước và sau 120 phút sử dụng huyết thanh mặn ưu trương 7,5% và mannitol điều trị giảm áp lực nội sọ ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng có đối chứng ở 100 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng có tăng áp lực nội sọ nằm điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu Ngoại, Bệnh viện Xanh Pôn từ tháng 10/2010 đến tháng 12/2014. Kết quả: Sau điều trị huyết thanh mặn ưu trương 7,5% và mannitol 20%, hemoglobin và hematocrit đều giảm, nhưng các chỉ số này đều nằm trong giới hạn bình thường, không có sự khác biệt giữa hai nhóm điều trị. Không có sự khác biệt về thay đổi khí máu giữa hai nhóm điều trị sau truyền dung dịch thẩm thấu. So với nhóm mannitol 20%, natri máu và áp lực thẩm thấu máu ở nhóm sử dụng huyết thanh mặn 7,5% tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05) sau khi truyền 120 phút. Kết luận: Huyết thanh mặn 7,5% và mannitol có làm thay đổi hemoglobin, hematocrite, các chất khí trong máu và áp lực thẩm thấu máu, tuy nhiên những thay đổi này không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị giảm áp lực nội sọ của cả hai dung dịch.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Hoằng và Trịnh Văn Đồng (2011) Đánh giá tác dụng làm giảm áp lực nội sọ của mannitol 20% ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Vũ Văn Khâm, Trịnh văn Đồng (2014) Sử dụng muối ưu trương 7,5% trong điều trị tăng áp lực nội sọ ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Tạp chí y học thực hành, số 11 (940), tr. 8-11.
3. Diêm Sơn (2012) Đánh giá tác dụng trên áp lực nội sọ của dung dịch natriclorua 3% đường tĩnh mạch ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Luận văn Thạc sỹ y học - Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Anh Tuấn (2014) So sánh hiệu quả kiểm soát áp lực nội sọ bằng dung dịch muối ưu trương và dung dịch mannitol ở những bệnh nhân tai biến mạch não có tăng áp lực nội sọ cấp tính. Luận án Tiến sỹ y học - Đại Học Y Hà Nội.
5. Carole I et al (2009) Sodium lactate versus mannitol in the treatment of intracranial hypertensive episodes in severe traumatic brain-injured patients. Journal Intensive Care Medicine 35(3): 471-479.
6. Francony G et al (2008) Equimolar doses of mannitol and hypertonic saline in the treatment of increased intracranial pressure. Crit Care Med 36(3): 795-800.
7. Harutjunyan L et al (2005) Efficiency of 7.2% hypertonic saline hydroxyethyl starch 200/0.5 versus mannitol 15% in the treatment of increased intracranial pressure in neurosurgical patients - a randomized clinical trial. [ISRCTN62699180]. Crit Care 9(5): 530-540.
8. Huang SJ et al (2006) Efficacy and safety of hypertonic saline solutions in the treatment of severe head injury. Surgical Neurology 65(6): 539-546.
9. Schwarz, S et al (2002) Effects of hypertonic (10%) saline in patients with raised intracranial pressure after stroke. Stroke 33(1): 136-140.