Đặc điểm vi sinh và hiệu quả chẩn đoán giữa cấy máu và real-time PCR ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

  • Trần Thị Liên Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp
  • Đỗ Văn Đông Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Viết Sáng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Tất Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nhiễm khuẩn huyết, cấy máu, real-time PCR

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu các căn nguyên và đánh giá hiệu quả chẩn đoán giữa cấy máu và real-time PCR ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Đối tượng và phương pháp: 105 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết theo tiêu chuẩn Sepsis 3 được đưa vào nghiên cứu. Mỗi bệnh nhân đều được xác định căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết bằng cấy máu và/hoặc real-time PCR máu. Kết quả: Bằng phương pháp cấy máu, xác định được 74 tác nhân gây bệnh (70,5%) và E. coli (14,3%), K. pneumoniae (10,5%), S. aureus (12,4%) là các căn nguyên vi khuẩn hay gặp nhất. 76 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết được làm đồng thời 2 phương pháp thì real-time PCR phát hiện được 50 căn nguyên gây bệnh (65,8%) và E. coli (19,7%), K. pneumoniae (13,2%) là 2 căn nguyên hay gặp nhất. Tỷ lệ dương tính của real-time PCR cao hơn cấy máu (65,8% so với 53,9%) với p<0,05. Kết hợp hai phương pháp cho tỷ lệ dương tính là 84,2% (64/76). Tỷ lệ tương đồng dương tính giữa 2 phương pháp là 81,5% (22/27). Kết luận: E. coli, K. pneumoniae S. aureus là các căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết hay gặp nhất và real-time PCR là một phương pháp có giá trị hỗ trợ tốt cho chẩn đoán và xác định căn nguyên gây bệnh nhiễm khuẩn huyết.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. CDC Data & Report, https://www.cdc.gov/sepsis/ datareports/index.html.
2. Sterling SA, Miller WR, Pryor J et al (2015) The impact of timing of antibiotics on outcomes in severe sepsis and septic shock: A systematic review and meta-analysis. Critical care medicine 43(9): 1907-1915.
3. Suberviola B, Márquez-López A, Castellanos-Ortega A et al (2016) Microbiological diagnosis of sepsis: Polymerase chain reaction system versus blood cultures. American Journal of Critical Care 25(1): 68-75.
4. V. Q. Dat, H. N. Vu, H. Nguyen The et al (2017) Bacterial bloodstream infections in a tertiary infectious diseases hospital in Northern Vietnam: Aetiology, drug resistance, and treatment outcome. BMC infectious diseases 17(1): 493-493.
5. Uslan DZ, Crane SJ, Steckelberg JM et al (2007) Age and sex-associated trends in bloodstream infection: A population-based study in olmsted county, minnesota. JAMA Internal Medicine 167(8): 834-839.
6. Tsalik EL, Jones D, Nicholson B et al (2010) Multiplex PCR to diagnose bloodstream infections in patients admitted from the Emergency Department with sepsis. Journal of Clinical Microbiology 48(1): 26-33.
7. Scheer CS, Fuchs C, Gründling M et al (2019) Impact of antibiotic administration on blood culture positivity at the beginning of sepsis: A prospective clinical cohort study. Clinical Microbiology and Infection 25(3): 326-331.
8. IŞÇimen R, Girgin NK and Kahveci F (2016) Comparison of blood culture and multiplex real-time PCR for the diagnosis of nosocomial sepsis. Current Contents, SciSearch, PubMed/MEDLINE, EMBASE, Scopus 350(3): 301-309.
9. Rangel-Frausto MS, Pittet D, Costigan M et al (1995) The natural history of the systemic inflammatory response syndrome (SIRS): A prospective Study. JAMA 273(2): 117-123.