Đánh giá kết quả phẫu thuật sửa chữa hẹp đường ra thất phải tại Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Lê Thành Khánh Vân Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Mai Văn Viện Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thọ Tuấn Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Hẹp đường ra thất phải, động mạch phổi, tuần hoàn ngoài cơ thể

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị hẹp đường ra thất phải tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 75 bệnh nhân được chẩn đoán hẹp đường ra thất phải có và không có thông liên thất điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2013 đến tháng 5/2017. Kết quả: 47 nữ (62,7%), 28 nam (37,3%), tuổi trung bình là 6 (từ 1 - 47), tỷ lệ triệu chứng tím của bệnh nhân là 85,3%, tỷ lệ ngón tay dùi trống của bệnh nhân là 28%, hemoglobin: 155g/l, hematocrite: 48,4%, chênh áp trung bình qua van động mạch phổi (trước mổ) là 89,8mmHg. Tỷ lệ số lượng vị trí hẹp: Một chỗ: 22,7%, hai chỗ: 45,3%, ba chỗ: 32%, hẹp đường ra thất phải trong bệnh TOF là 78,7%, hẹp đường ra thất phải đơn thuần là 5,3%, hẹp đường ra thất phải kèm thông liên thất và thông liên nhĩ là 6,7% và 9,3%, thời gian chạy máy trung bình là 129,9 phút, thời gian kẹp động mạch chủ là 96,6 phút, thời gian nằm hồi sức trung bình là 48 giờ, kết quả chênh áp trung bình qua van động mạch phổi (trong mổ): 15,9mmHg, tỷ lệ áp lực TP/TT: 0,6, tử vong 2 trường hợp: 2,6%. Kết luận: Hẹp đường ra thất phải thường phối hợp ở nhiều vị trí khác nhau, đồng thời mức độ hẹp nặng cũng xảy ra trong trường hợp này. Điều trị phẫu thuật mang lại kết quả tốt cho bệnh nhân, tỷ lệ biến chứng và tử vong thấp.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Sinh Hiền (2011) Nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật không mở thất phải trong điều trị phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Luận án Tiến sĩ Y học Hà Nội 2011.
2. Nguyễn Văn Phan (2014) Nghiên cứu kết quả phẫu thuật hẹp đường ra thất phải. Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực việt nam, Số 6, tr. 33-38.
3. Lê Thành Khánh Vân (2007) Chẩn đoán và phẫu thuật sửa chữa toàn bộ tứ chứng Fallot . Luận án chuyên khoa cấp II Tp. Hồ Chí Minh 2007.
4. Đặng Thị Hải Vân (2013) Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng theo thể bệnh ở trẻ mắc bệnh tứ chứng Fallot. Tạp chí Nhi khoa 6(2).
5. Phạm Nguyễn Vinh (2006) Tứ chứng Fallot. Bệnh học Tim Mạch, Y học (55), tr. 466-472.
6. Andrew NR (2009) Right ventricular physiology. Congenital Diseases in the Right Heart; Springer-Verlag London Limited: 21-26.
7. Van DC and Leval MR (2006) Right ventricular outflow tract obstruction with intact ventricular septum. Surgery for Congenital Heart Defects, Third Edition, Edited by J.F. Stark, M.R. deLeval and V.T.Tsang, John Wiley & Sons, Ltd. ISBN: 470 (09316-1): 387-398.
8. Carl LB and Constantine M (2013) Palliative operatons. Peaditric Cardiac Surgery, Wiley Black Well (155): 55-169.
9. Douglas ML and Laura T (2011) Tetralogy of Fallot. Heart Diseases in Children, Springer Science+Business Media: 167.
10 Bove EL and Hirsch JC (2006) Tetralogy of Fallot. Surgery for Congenital Heart Defects, Third Edition. Edited by J.F. Stark, M.R. deLeval and V.T.Tsang, John Wiley and Sons, Ltd. ISBN 470(09316-1): 399-410.