Giá trị của cộng hưởng từ trong đánh giá tình trạng hạch tại chỗ ở bệnh nhân ung thư trực tràng

  • Hoàng Xuân Thủy Bệnh viện Đa khoa Khu vực Phố Nối
  • Phùng Anh Tuấn Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Cộng hưởng từ, ung thư trực tràng, hạch ác tính, giai đoạn, độ chính xác

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị của cộng hưởng từ trong đánh giá giai đoạn hạch tại chỗ của các khối ung thư trực tràng. Đối tượng và phương pháp: 50 bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ ung thư trực tràng tại Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Việt Đức từ tháng 03/2018 đến tháng 02/2019. So sánh giai đoạn N trên phim cộng hưởng từ với đánh giá giai đoạn N sau mổ dựa trên bảng 2 × 2 và hệ số Kappa. So sánh số lượng hạch ác tính trên cộng hưởng từ và sau phẫu thuật bằng Intraclass Correlation (ICC). Kết quả: Phù hợp mức độ trung bình số lượng hạch trên cộng hưởng từ và sau mổ, ICC = 0,489. Phù hợp mức độ trung bình giữa đánh giá giai đoạn hạch trên cộng hưởng từ và đánh giá sau mổ, K = 0,486. Độ chính xác chung của cộng hưởng từ trong đánh giá giai đoạn hạch là 66%. Kết luận: Đánh giá hạch trên cộng hưởng từ có độ chính xác trung bình.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Glynne-Jones R, Wyrwicz L, Tiret E et al (2017) Rectal cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Annals of oncology: Official journal of the European Society for Medical Oncology/ESMO 28(4): 22-40.
2. Beets-Tan RGH, Lambregts DMJ, Maas M et al (2018) Magnetic resonance imaging for clinical management of rectal cancer: Updated recommendations from the 2016 European Society of Gastrointestinal and Abdominal Radiology (ESGAR) consensus meeting. Eur Radiol 28(4): 1465-1475.
3. Bellows CF, Jaffe B, Bacigalupo L et al (2011) Clinical significance of magnetic resonance imaging findings in rectal cancer. World journal of radiology 3(4): 92-104.
4. UICC (2009) TNM classification of malignant tumours, 7ed, Wiley-Blackwel, Singapore.
5. Gina Brown, Catherine JR, Michael WB et al (2003) Morphologic predictors of lymph node status in rectal cancer with use of use of high-spatial-resolution MR Imaging with histopathologic comparison. Radiology 227: 371-377.
6. Valentini V, Aristei C, Glimelius B et al (2009). Multidisciplinary rectal cancer management: 2nd European Rectal Cancer Consensus Conference (EURECA-CC2). Radiotherapy and oncology: Journal of the European Society for Therapeutic Radiology and Oncology 92(2): 148-163.
7. Iannicelli E, Di Renzo S, Ferri M et al (2014) Accuracy of high-resolution MRI with lumen distention in rectal cancer staging and circumferential margin involvement prediction. Korean J Radiol 15(1): 37-44.
8. Elias AZ, Carolyn R, Stanley RH et al (1996) CT and MR imaging in the staging of colorectal carcinoma: Report of the radiology diagnostic oncology group II. Radiology 200: 443-451.
9. Kim YW, Cha SW, Pyo J et al (2009) Factors related to preoperative assessment of the circumferential resection margin and the extent of mesorectal invasion by magnetic resonance imaging in rectal cancer: a prospective comparison study. World journal of surgery 33(9): 1952-1960.
10. Blomqvist L, Rubio C, Holm T et al (1999) Rectal adenocarcinoma: Assessment of tumour involvement of the lateral resection margin by MRI of resected specimen. Br J Radiol 72(853): 18-23.
11. Ucar A, Obuz F, Sokmen S et al (2013) Efficacy of high resolution magnetic resonance imaging in preoperative local staging of rectal cancer. Molecular imaging and radionuclide therapy 22(2): 42-48.