Xác định một số nguyên nhân gây dị ứng thức ăn ở trẻ em

  • Ngũ Thị Lê Vinh Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Phạm Thu Hiền Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Lê Thị Minh Hương Bệnh viện Nhi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Dị ứng thức ăn, trẻ em

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm xác định một số nguyên nhân gây dị ứng thức ăn ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 86 trẻ được chẩn đoán dị ứng thức ăn điều trị tại Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương đã được lựa chọn vào nghiên cứu. Các test lẩy da, test áp da, test kích thích được tiến hành. Kết quả: Có rất nhiều thức ăn gây dị ứng ở trẻ em, tuy nhiên thức ăn gây dị ứng hàng đầu là nhóm thức ăn từ động vật trong nhóm sữa: Dị ứng với đạm sữa bò chiếm tỷ lệ cao nhất 95,3%. Nhóm thịt và hải sản có thịt bò và tôm chiếm tỷ lệ 18,6%; lòng trắng trứng 15,1%. Thức ăn từ thực vật gây dị ứng hiếm gặp hơn như lúa mỳ, lúa mạch, cà rốt, chuối, khoai tây, lạc, vừng và óc chó chiếm tỷ lệ xấp xỉ 2 - 5%. Có tỷ lệ đồng mắc dị ứng ở một số nhóm bệnh nhân như nhóm bệnh nhân dị ứng với sữa bò thường có thể dị ứng với sữa dê (19,5%) hoặc sữa đậu nành (4,9%), nhóm bệnh nhân dị ứng tôm có dị ứng cua (75%) hoặc cá (25%), nhóm bệnh nhân dị ứng thịt bò có dị ứng thịt lợn hoặc thịt gà cùng chiếm tỷ lệ (12,5%). Kết luận: Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn ở trẻ em đa dạng, hay gặp là thức ăn động vật như sữa, thịt, hải sản. Có một tỷ lệ đồng mắc dị ứng cao ở nhóm thức ăn tôm, cua.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Đoàn và cộng sự (2013) Hiểu biết mới về một số bệnh dị ứng và tự miễn. Nhà Xuất bản Y học, tr. 134-154.
2. Chu Thị Thu Hà (2013) Bước đầu nghiên cứu tần suất và biểu hiện lâm sàng của dị ứng sữa bò ở trẻ từ 0 đến dưới 3 tuổi tại Hà Nội. Tạp chí Nhi khoa, tập 6, số 2, tháng 4, tr. 22-26.
3. Branum AM and Lukacs SL (2009) Food allergy among children in the United States. Pediatrics: 1549-1555.
4. Alvarado MI and Pérez M (2006) Study of food allergy on Spanish population. Allergol et Immunopathol, 35 (5): 185-193.
5. Flokstra-de Blok et al (2010) Health-related quality of life of food allergic patients: Comparison with the general population and other diseases. Allergy. 65: 238-244.
6. Jantina L et al (2012) Food allergy-related quality of life after double-blind, placebo-controlled food challenges in adults, adolescents, and children. J Allergy Clin Immunol. 130: 1136-1143.
7. Lianne Soller et al (2012) Overall prevalence of self-reported food allergy in Canada. J Allergy Clin Immunol: 1-3.
8. Joshua A Boyce et al (2010) Guidelines for the diagnosis and management of food allergy in the United States: Report of the NIAID-Sponsored Expert Panel. J Allergy Clin Immunol. 126: 1-58
9. Sampson HA et al (2012) Standardizing double-blind, placebo-controlled oral food challenges: American Academy of Allergy, Asthma & Immunology-European Academy of Allergy and Clinical Immunology PRACTALL consensus report. J Allergy Clin Immunol: 1260 - 1274.
10. Michael et al (2014) Cross-desensitization to goat and sheep milk protein in cow's milk protein densensitized patients. The journal of allergy and clinical immunology.113 (2): AB107.