Kết quả cắt khối tá tụy, vét hạch tiêu chuẩn điều trị các khối u vùng đầu tụy

  • Lê Văn Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Triệu Triều Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Văn Quang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đào Tấn Lực Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Lợi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hồ Văn Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Ngọc Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Trung Hiếu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Cắt khối tá tụy, vét hạch

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả gần và kết quả xa của phẫu thuật cắt khối tá tụy vét hạch tiêu chuẩn trong điều trị u vùng đầu tụy. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, được thực hiện trên những bệnh nhân được chẩn đoán u vùng đầu tụy và được phẫu thuật cắt khối tá tụy vét hạch tiêu chuẩn từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2020 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: 173 trường hợp được cắt khối tá tụy vét hạch tiêu chuẩn với độ tuổi trung bình 60,3 ± 8 tuổi. Triệu chứng hay gặp nhất là vàng da (82,7%), tỷ lệ phẫu thuật ở bệnh nhân lành tính là 14,6%, số hạch vét được trung bình là 12,9 ± 5,2 hạch, tỷ lệ di căn hạch là 44,7%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 229,4 ± 42,5 phút, tử vong phẫu thuật 3,5%, thời gian nằm viện sau mổ trung bình 14,9 ± 6,5 ngày. Các biến chứng sau mổ hay gặp bao gồm: Rò tụy (20,8%), chảy máu tiêu hóa (13,9%), chảy máu trong ổ bụng (9,2%) và chậm lưu thông dạ dày ruột (8,1%). Thời gian sống trung bình sau mổ của nhóm bệnh nhân ung thư là 36 tháng, tỷ lệ sống sau mổ 3 năm và 5 năm lần lượt là 42,2% và 38,9%. Kết luận: Cắt khối tá tụy vét hạch tiêu chuẩn là kỹ thuật an toàn tương đối và hiệu quả trong điều trị các bệnh lý vùng đầu tụy.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Kamisawa T and Okamoto A (2008) Clinical diagnosis of periampullary carcinoma, in Diseases of the Pancreas. Springer: 771-777.
2. William AR and Mike MB (2004) Evaluation and management of periampullary tumors. Current gastroenterology reports 6(5): 362.
3. Sherko A, Molah K et al (2018) The outcomes and complications of pancreaticoduodenectomy (Whipple procedure): Cross sectional study. International Journal of Surgery, 52: p. 383-387.
4. Hazem Z et al (2020) Prognostic factors for long-term survival after pancreaticoduodenectomy for periampullary adenocarcinoma. A retrospective cohort study. Annals of Medicine and Surgery.
5. Claudio B et al (2017) The 2016 update of the International Study Group (ISGPS) definition and grading of postoperative pancreatic fistula: 11 Years After. Surgery 161(3): 584-591.
6. Porta M, Fabregat X, Malats N et al (2005) Exocrine pancreatic cancer: symptoms at presentation and their relation to tumour site and stage. Clin Transl Oncol 7: 189.
7. Serrano PE et al (2015) Improved long-term outcomes after resection of pancreatic adenocarcinoma: A comparison between two time periods. Annals of Surgical Oncology 22(4): 1160-1167.
8. Nguyễn Ngọc Bích (2009) Kết quả của phẫu thuật cắt đầu tụy tá tràng tại Khoa Ngoại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Thực hành (667), số 7/2009.
9. Zakaria H et al (2020) Prognostic factors for long-term survival after pancreaticoduodenectomy for periampullary adenocarcinoma. A retrospective cohort study. Annals of Medicine and Surgery.
10. Kang JS et al (2020) Short- and long-term outcomes of pancreaticoduodenectomy in elderly patients with periampullary cancer. Ann Surg Treat Res 98(1): 7-14.