Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tắc mật do ung thư
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiện cận lâm sàng ở bệnh nhân hẹp tắc đường mật ác tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả 88 bệnh nhân bị tắc mật do ung thư, được tiến hành đặt stent đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng điều trị nội trú tại Bộ môn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giai đoạn từ tháng 10/2014 đến tháng 10/2018. Kết quả: Tuổi trung bình 62,4 ± 12,2 năm. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là vàng da, chán ăn, sụt cân, đau bụng, ngứa với tỷ lệ tương ứng là: 100%, 94,3%, 89,8%, 83,0%, 63,6%. Nồng độ bilirubin toàn phần trong huyết thanh trung bình là 315,1 ± 133,41 (µmol/l). 88/88 bệnh nhân (100,0%) có giãn đường mật trong gan cả 2 bên. Kích thước trung bình khối u gây tắc mật và độ dài đoạn đường mật bị chít hẹp tương ứng là: 43,8 ± 31,7/35,6 ± 26,6 và 28,2 ± 8,9mm. Nguyên nhân gây tắc mật hay gặp gồm ung thư tụy, đường mật rốn gan, đường mật đoạn thấp, gan và đường mật trong gan với các tỷ lệ tương ứng là 31,8%, 21,6%, 15,9%, 10,2% và 9,1%. Kết luận: Tắc mật do ung thư thường gặp ở bệnh nhân trung hoặc cao tuổi, triệu chứng lâm sàng thường gặp là vàng da, chán ăn, sụt cân, đau bụng, ngứa kèm theo tổng trạng suy sụp. Nồng độ bilirubin toàn phần trong huyết thanh tăng cao kèm theo hình ảnh khối u gây tắc nghẽn đường mật. Nguyên nhân ung thư gây tắc mật chủ yếu là ung thư tụy và ung thư đường mật ngoài gan.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Võ Xuân Quang (2005) Vai trò của đặt stent đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng trong tắc mật. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Ngọc Sơn (2013) Vai trò của dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da và nội soi mật tụy ngược dòng đặt stent đường mật trong tắc mật ác tính. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Kiều Văn Tuấn và Phạm Thị Bình (2004) Nhận xét kết quả điều trị hội chứng vàng da tắc mật bằng phương pháp đặt stent đường mật qua nội soi chụp mật ngược dòng. Thông tin Y Dược (2), tr. 27-28.
5. Nguyễn Quốc Vinh (2009) Vài trò của dẫn lưu mật và đặt stent qua da trong điều trị giảm nhẹ tắc mật do bệnh lý ác tính. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Abraham Neena S, Barkun Jeffrey S and Barkun Alan N (2002) Palliation of malignant biliary obstruction: A prospective trial examining impact on quality of life. Gastrointest Endoscopy 56(6): 835-841.
7. American Joint Committee On Cancer (2010) AJCC cancer staging manual, seventh edition. Springer.
8. CDISC Questionnaires Sub-team (2013) Eastern Cooperative Oncology Group Performance Status (ECOG). Clinical Data Interchange Standards Consortium: 1-5.
9. Deoliveira ML, Schulick RD, Nimura Y et al (2011) New staging system and a registry for perihilar cholangiocarcinoma. Hepatology 53(4): 1363-1371.
10. Dumonceau JM (2012) Sampling at ERCP for cyto- and histopathologicical examination. Gastrointest Endosc Clin N Am 22(3): 461-477.
11. Hin Miura, Atsushi Kanno, Atsushi Masamune et al (2016) Risk factors for recurrent biliary obstruction following placement of self-expandable metallic stents in patients with malignant perihilar biliary stricture. Endoscopy International Open 48: 536-545.
12. Kiriyama S, Takada T, Strasberg SM et al (2013) TG13 guidelines for diagnosis and severity grading of acute cholangitis (with videos). J Hepatobiliary Pancreat Sci 20(1): 24-34.