Các dấu hiệu hình ảnh tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương trên cắt lớp vi tính tủy cổ cản quang
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu các dấu hiệu hình ảnh trên cắt lớp vi tính tủy cổ cản quang ở các bệnh nhân tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương. Đối tượng và phương pháp: Tiến hành trên 179 bệnh nhân có tiền sử chấn thương, lâm sàng chẩn đoán tổn thương đám rối thần kinh cánh tay, được chụp cắt lớp vi tính tủy cổ cản quang và được phẫu thuật tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 05 năm 2015 đến tháng 05 năm 2019. Phương pháp nghiên cứu là tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Dấu hiệu tổn thương rễ trước và rễ sau chiếm tỷ lệ cao ở hầu hết các vị trí từ C5-T1. Có đồng thời 2 hoặc 3 dấu hiệu tổn thương chiếm tỷ lệ cao ở tất cả các vị trí rễ, 2 dấu hiệu xuất hiệu cùng nhau nhiều nhất là tổn thương rễ trước-rễ sau, 3 dấu hiệu xuất hiện cùng nhau nhiều nhất là tổn thương rễ trước-rễ sau-giả thoát vị màng tủy. Tổn thương nhổ rễ hoàn toàn mức độ A3 chiếm tỷ lệ cao (cao nhất tại vị trí C6 là 45,8%), sau đó đến tổn thương mức độ A2 và tổn thương mức độ M theo phân loại Nagano. Kết luận: Cắt lớp vi tính tủy cổ cản quang có thể phát hiện các dấu hiệu chi tiết nhổ rễ trên bệnh nhân tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Carvalho GA, Nikkhah G, Matthies C et al (1997) Diagnosis of root avulsions in traumatic brachial plexus injuries: Value of computerized tomography myelography and magnetic resonance imaging. J Neurosurg 86(1): 69-76.
3. Fuzari HKB, Dornelas de Andrade A, Vilar CF et al (2018) Diagnostic accuracy of magnetic resonance imaging in post-traumatic brachial plexus injuries: A systematic review. Clin Neurol Neurosurg 164: 5-10.
4. Lapegue F, Faruch-Bilfeld M, Demondion X et al (2014) Ultrasonography of the brachial plexus normal appearance and practical applications. Diagn Interv Imaging 95(3): 259-75.
5. Nagano A, Ochiai N, Sugioka H et al (1989) Usefulness of myelography in brachial plexus injuries. J Hand Surg Br 14(1): 59-64.
6. Amrami KK, Port JD (2005) Imaging the brachial plexus. Hand Clin 21(1): 25-37.
7. Tse R, Nixon JN, Iyer RS et al (2014) The diagnostic value of CT myelography, MR myelography, and both in neonatal brachial plexus palsy. AJNR Am J Neuroradiol 35(7): 1425-1432.
8. Đinh Hoàng Long (2012) Hình ảnh tổn thương đám rối thần kinh cánh tay trên cộng hưởng từ 1,5 Tesla. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa II, Viện nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108.
9. Kaiser R, Waldauf P, Haninec P (2012) Types and severity of operated supraclavicular brachial plexus injuries caused by traffic accidents. Acta Neurochir (Wien) 154(7): 1293-1297.
10. Cho AB, Guerreiro AC, Ferreira CHV et al (2020) Epidemiologica study of traumatic branchial plexus injuries. Acta Ortop Bras 28(1): 16-18.
11. Kaiser R, Mencl L, Haninec P (2014) Injuries associated with serious brachial plexus involvement in polytrauma among patients requiring surgical repair. Injury 45(1): 223-226.
12. Moran SL, Steinmann SP, Shin AY (2005) Adult brachial plexus injuries: Mechanism, patterns of injury, and physical diagnosis. Hand Clin 21(1): 13-24.
13. Ayhan E, Soldado F, Fontecha CG et al (2020) Elbow flexion reconstruction with nerve transfer or grafting in patients with brachial plexus injuries: A systematic review and comparison study. Microsurgery 40(1): 79-86.
14. Steens SC, Pondaag W, Malessy MJ et al (2011) Obstetric brachial plexus lesions: CT myelography. Radiology 259(2): 508-515.
15. Yoshikawa T, Hayashi N, Yamamoto S et a. (2006) Brachial plexus injury: Clinical manifestations, conventional imaging findings, and the latest imaging techniques. Radiographics 26(1): 133-143.
16. Yamazaki H, Doi K, Hattori Y et al (2007) Computerized tomography myelography with coronal and oblique coronal view for diagnosis of nerve root avulsion in brachial plexus injury. J Brachial Plex Peripher Nerve Inj 2: 16.