Nhận xét một số đặc điểm của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với Chlamydia trachomatis, lậu cầu và HPV tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

  • Nguyễn Duy Ánh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Lậu cầu, Chlamydia trachomatis, HPV, các đặc điểm liên quan

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với Chlamydia trachomatis, lậu cầu và HPV tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số 4988 phụ nữ độ tuổi từ 19 - 49 tuổi đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong thời gian từ ngày 01/1/2015 đến ngày 31/12/2015. Trong đó 3199 bệnh nhân xét nghiệm 2 bệnh là lậu và Chlamydia trachomatis; 283 bệnh nhân xét nghiệm cả ba bệnh: Lậu, Chlamydia trachomatis, HPV; 1506 bệnh nhân chỉ xét nghiệm HPV. Các đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn, khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm cổ tử cung để làm xét nghiệm ba bệnh này bằng phương pháp realtime PCR. Kết quả: Phụ nữ dương tính với Chlamydia trachomatis tập trung chủ yếu ở: Độ tuổi 19-24 (57,3%); làm nghề nghiệp tự do (56,72%), cư trú ở các tỉnh và ngoại thành Hà Nội (75,22%); thu nhập cao (54,03%); đã kết hôn (87,76%), có tiền sử hiếm muộn (43,58%). Bệnh nhân dương tính với lậu cầu tập trung chủ yếu ở: Độ tuổi 19 - 24 (42,9%), làm nghề nghiệp tự do (80,95%); cư trú ở các tỉnh và ngoại thành Hà Nội (100%), thu nhập cao (61,9%), đã kết hôn (85,01%); có tiền sử viêm âm hộ, âm đạo (85,71%). Bệnh nhân dương tính với HPV tập trung chủ yếu ở: Độ tuổi 19 - 24 (43%); làm nghề nghiệp tự do (42,48%), cư trú ở các tỉnh và ngoại thành Hà Nội (72,82%), thu nhập cao (67,55%); đã kết hôn (84,96%), có tiền sử viêm cổ tử cung (54,26%). Kết luận: Các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với Chlamydia trachomatis, lậu cầu và HPV tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, có tỷ lệ gặp cao ở nhóm: Độ tuổi 19 – 24, làm nghề nghiệp tự do, cư trú ở các tỉnh và ngoại thành Hà Nội, thu nhập cao, đã kết hôn, có tiền sử hiếm muộn hoặc viêm âm hộ, âm đạo, viêm cổ tử cung.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

Hà Nguyên Phương Anh (2015) Nhiễm Human Papillomavirus trên bệnh nhân bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và tác dụng của cimetidin trong phòng tái phát bệnh sùi mào gà. Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Minh Nguyen, Giang M Le, Hanh T T Nguyen, Hinh Duc Nguyen, Jeffrey D Klausner (2019) Acceptability and feasibility of sexually transmissible infection screening among pregnant women in Hanoi, Vietnam. Sex Health 16(2): 133-138. doi: 10.1071/SH18041.
3. Lâm Đức Tâm (2017) Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human Papilloma virus, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị các tổn thương cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ. Luận án Tiến sỹ y học, Trường Đại học Y dược Huế.
4. Chen H, Luo L, Wen Y et al (2020) Chlamydia trachomatis and Human Papillomavirus infection in women from Southern Hunan Province in China: A large observational study. Front Microbiol 11: 827.
5. Rowley J, Vander Hoorn S, Korenromp E et al (2019) Chlamydia, gonorrhoea, trichomoniasis and syphilis: Global prevalence and incidence estimates, 2016. Bull World Health Organ 97: 548-562 doi: http://dx.doi.org/ 10.2471/BLT.18.228486.
6. Xiang J, Han L, Fan Y et al (2021) Prevalence and genotype distribution of human papillomavirus among attendees at a sexually transmitted diseases clinic in urban tianjin, China. International Journal of General Medicine 14: 1983-1990.
7. Simons JL, McKenzie JS, Wright NC et al (2021) Chlamydia prevalence by age and correlates of infection among pregnant women. Sexually Transmitted Diseases 48(1): 37-41