Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm tụy mạn sau phẫu thuật nối tuỵ ruột

  • Lê Cẩm Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hồng Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hiển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Sỹ Long Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Văn Quang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Viêm tụy mạn tính, phẫu thuật cắt tụy

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống sau mổ nối tuỵ ruột điều trị viêm tuỵ mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu những trường hợp viêm tuỵ mạn tính được phẫu thuật nối tuỵ ruột, từ tháng 7 năm 2018 đến tháng 7 năm 2021, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đánh giá đặc điểm lâm sàng trước phẫu thuật: Tuổi, giới, BMI, yếu tố dịch tễ, bệnh kết hợp; biến chứng; mức độ đau và chất lượng cuộc sống trước và sau phẫu thuật dựa trên thang điểm VAS (0 - 10) và bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30. Kết quả: Phẫu thuật được tiến hành cho 38 bệnh nhân. Tuổi trung bình: 49,9 ± 13,06 năm, tỷ lệ nam/nữ: 2,8, nghiện rượu (34,2%), bệnh đái tháo đường (31,6%). Biến chứng bao gồm: Chảy máu (2,6%), rò tuỵ (2,6%), nhiễm khuẩn vết mổ (5,3%). Các thang điểm trước phẫu thuật và sau phẫu thuật: VAS (4,58 ± 1,73 và 1,53 ± 0,86), chức năng thể chất: 19,63 ± 6,44 và 11,42 ± 1,46, sức khỏe thể chất: 17,42 ± 3,49 và 11,18 ± 1,20, tinh thần: 10,34 ± 1,79 và 6,53 ± 0,95, xã hội: 8,37 ± 1,36 và 4,37 ± 0,94, tình trạng sức khỏe chung: 5,08 ± 1,28 và 10,03 ± 1,05. Kết luận: Phẫu thuật nối tuỵ ruột điều trị viêm tuỵ mạn tính là phương pháp an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện đáng kể chất lượng sống của bệnh nhân

Article Details

Các tài liệu tham khảo

Tillou JD, Tatum JA, Jolissaint JS et al (2017) Operative management of chronic pancreatitis: A review. The American journal of surgery 214: 347-357.
2. Vallejo C et al (2016) Partington-Rochelle Pancreticojejunostomy for chronic pancreatitis: Results and follow up. HPB 18(S1): 385-601.
3. Sudo T, Murakami Y, Uemura K, Hashimoto Y, Kondo N, Nakagawa N, Sueda T (2014) Short- and long-term results of lateral pancreaticojejunostomy for chronic pancreatitis: a retrospective Japanese single-center study. J Hepatobiliary Pancreat Sci 21: 426-432.
4. Rath S et al (2016) Quality of life after Frey’s procedure in patients with chronic pancreatitis. Journal of Clinical and Diagnostic Research 10(3): 10-15.
5. Sohn TA, Campbell KA, Pitt HA et al (2000) Quality of life and long-term survival after surgery for chronic pancreatitis. J Gastrointest Surg 4: 355-365.
6. Pezzilli R, Morselli Labate AM, Ceciliato R, Frulloni L, Cavestro GM, Comparato G et al (2005) Quality of life in patients with chronic pancreatitis. Dig Liver Dis 37: 181-189.
7. Loo ES, Baal MCPM, Gooszen HG, Ploeg RJNand Nieuwenhuijs VB (2010) Long-term quality of life after surgery for chronic pancreatitis. British Journal of Surgery 97: 1079-1086.
8. Pakosz-Golanowska M et al (2009) Partington-rochelle pancreaticojejunostomy for chronic pancreatitis: Analysis of outcome including quality of life. Hepatogastroenterology 56(94-95): 1533-1537.
9. Pezzilli R, Morselli-Labate AM, Fantini L, Campana D, Corinaldesi R (2007) Assessment of the quality of life in chronic pancreatitis using Sf-12 and EORTC Qlq-C30 questionnaires. Digestive and Liver Disease 39: 1077-1086.
10. Wehler M, Nichterlein R, Fischer B et al (2004) Factors associated with health-related quality of life in chronic pancreatitis. Am J Gastroenterol 99:138-146.