Nghiên cứu mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương với một số đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương với một số đặc điểm ở đối tượng thừa cân béo phì. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 341 trường hợp có chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) ≥ 23. Kết quả: Giá trị trung bình của mật độ xương cổ xương đùi và xương cột sống thắt lưng cao hơn ở nam, ở phụ nữ chưa mãn kinh; ở người có thói quen tập thể dục (p<0,05). Có tương quan thuận, mức độ vừa giữa mật độ xương cổ xương đùi và cột sống thắt lưng với cân nặng của đối tượng nghiên cứu, giữa mật độ xương cổ xương đùi với BMI. Tỷ lệ giảm mật độ xương và loãng xương cổ xương đùi và cột sống thắt lưng cao hơn ở nữ, ở phụ nữ mãn kinh và người không có thói quen tập thể dục. Kết luận: Những yếu tố ảnh hưởng đến mật độ xương ở người thừa cân béo phì là giới, tình trạng mãn kinh, cân nặng và thói quen tập thể dục.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2016) Khuyến nghị sử dụng sữa và chế phẩm sữa cho người Việt Nam, tr. 15-16.
3. Đinh Thị Việt, Huỳnh Thị Huỳnh, Nguyễn Trung Kiên (2016) Khảo sát tình trạng loãng xương ở nam giới tại Khoa Nội Cơ xương khớp, Bệnh viện Thống nhất. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 20(6).
4. Cosman F, de Beur SJ, LeBoff MS et al (2014) Clinician's guide to prevention and treatment of Osteoporosis. Osteoporos Int 25(10): 2359-2381.
5. Feskanich D, Flint AJ, and Willett WC (2014) Physical activity and inactivity and risk of hip fractures in men. Am J Public Health 104(4): 75-81.
6. Liu LK, Lee WL, and Chen LY (2015) Association between frailty, osteoporosis, falls and hip fractures among community dwelling people aged 50 years and older in Taiwan: Results from I-Lan longitudinal aging study. PLoS One. 013696.
7. Magni P, Dozio E, Galliera E et al (2010) Molecular aspects of adipokine-bone interactions. Curr Mol Med 10(6): 522-532.
8. Rezaei A and Dragomir-Daescu D (2015) Femoral strength changes faster with age than BMD in both women and men: A biomechanical study. J Bone Miner Res 30(12): 2200-2206.
9. Unnanuntana A, Gladnick BP, Donnelly E et al (2010) The assessment of fracture risk. J Bone Joint Surg Am 92(3): 743-753.
10. van Varsseveld NC, Sohl E, Drent ML et al (2015) Gender-specific associations of serum insulin-like growth factor-1 with bone health and fractures in older persons. J Clin Endocrinol Metab 100(11): 4272-4281.