Ca lâm sàng: U hạch thần kinh tuyến thượng thận phát hiện tình cờ

  • Nguyễn Thị Thúy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lưu Thúy Quỳnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Thị Loan Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Mạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Thị Phượng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Quân Vũ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

U hạch thần kinh, u thượng thận phát hiện tình cờ

Tóm tắt

U hạch thần kinh là khối u lành tính xuất phát từ chuỗi hạch giao cảm lớn, thường gặp ở trung thất sau và sau phúc mạc. U hạch thần kinh tại tuyến thượng thận là một khối u rất hiếm gặp, không có triệu chứng và hầu hết được phát hiện tình cờ. Khối u tuy lành tính nhưng có thể phát triển gây chèn ép nên phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu. Việc chẩn đoán xác định trước phẫu thuật rất khó khăn, dễ nhầm lẫn với u thượng thận ác tính. Tiên lượng u hạch thần kinh sau phẫu thuật là tốt và chỉ cần theo dõi định kỳ mà không cần điều trị gì thêm. Chúng tôi báo cáo trường hợp lâm sàng u hạch thần kinh tuyến thượng thận phát hiện tình cờ, chưa có chẩn đoán xác định trước mổ, chưa loại trừ ung thư tuyến thượng thận. Sau phẫu thuật lấy u, bệnh nhân phục hồi tốt, chẩn đoán xác định khối u bằng giải phẫu bệnh. Kết luận: U hạch thần kinh tuyến thượng thận là khối u lành tính, rất hiếm gặp, chẩn đoán trước mổ khó khăn, phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất, giải phẫu bệnh là phương pháp chính trong chẩn đoán.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Joshi VV (2000) Peripheral neuroblastic tumors: pathologic classification based on recommendations of international neuroblastoma pathology committee (Modification of shimada classification). Pediatric and developmental pathology: The official journal of the Society for Pediatric Pathology and the Paediatric Pathology Society 3(2): 184-199.
2. Sherlock M, Scarsbrook A, Abbas A et al (2020) Adrenal incidentaloma. Endocrine reviews 41(6): 775–820.
3. Fassnacht M, Arlt W, Bancos I, Dralle H, Newell-Price J, Sahdev A et al (2016) Management of adrenal incidentalomas: European society of endocrinology clinical practice guideline in collaboration with the european network for the study of adrenal tumors. European journal of endocrinology 175(2): 1-34.
4. Mylonas KS, Schizas D, Economopoulos KP (2017) Adrenal ganglioneuroma: What you need to know. World journal of clinical cases 5(10): 373-377.
5. Li J, Yang CH, Li LM (2013) Diagnosis and treatment of 29 cases of adrenal ganglioneuroma. European review for medical and pharmacological sciences 17(8): 1110-1113.
6. Majbar AM, Elmouhadi S, Elaloui M, Raiss M, Sabbah F, Hrora A, et al (2014) Imaging features of adrenal ganglioneuroma: A case report. BMC research notes 7: 791.
7. Vural V, Kilinc EM, Saridemir D, Gok IB, Huseynov A, Akbarov A et al (2020) Association between tumor size and malignancy risk in hormonally inactive adrenal incidentalomas. Cureus 12(1): 6574.
8. Cichocki A, Samsel R, Papierska L, Roszkowska-Purska K, Nowak K, Jodkiewicz Z et al (2017) Adrenal tumour bigger than 5cm - what could it be? An analysis of 139 cases. Endokrynologia Polska 68(4): 411-415.
9. Dong A, Cui Y, Wang Y, Zuo C, Bai Y (2014) 18F-FDG PET/CT of adrenal lesions. AJR American journal of roentgenology 203(2): 245-252.
10. Miyake M, Tateishi U, Maeda T, Arai Y, Seki K, Hasegawa T et al (2006) A case of ganglioneuroma presenting abnormal FDG uptake. Annals of nuclear medicine 20(5): 357-360.
11. Spinelli C, Rossi L, Barbetta A, Ugolini C, Strambi S (2015) Incidental ganglioneuromas: A presentation of 14 surgical cases and literature review. Journal of endocrinological investigation 38(5): 547-554.