Đánh giá không tuân thủ dùng thuốc và các yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư gan điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Thị Loan Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đào Văn Dũng Trường Đại học Thăng Long
  • Nguyễn Thị Ngọc Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Duy Cương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng và một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ dùng thuốc ở người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 184 người bệnh UTBMTBG, điều trị ngoại trú. Không tuân thủ dùng thuốc được xác định bằng bảng câu hỏi theo thang đo Morisky 8 mục, đánh giá không tuân thủ dùng thuốc uống với 5 yếu tố liên quan: Tình trạng bệnh, người bệnh, kinh tế-xã hội, điều trị và cơ sở y tế. Kết quả: Tỉ lệ không tuân thủ dùng thuốc là 58,2%. Không tuân thủ dùng thuốc có liên quan đến tác dụng phụ của thuốc: Mệt mỏi (p=0,011), buồn nôn và nôn (p=0,0001), đau (p=0,024), mất ngủ (p=0,018), hội chứng bàn tay-chân (p=0,025), tiêu chảy (p=0,002); yếu tố người bệnh không muốn dùng thuốc (p=0,04) và lo lắng tác dụng phụ của thuốc (p=0,001); mức độ người bệnh tin tưởng bác sĩ điều trị (p=0,0001). Kết luận: 58,2% người bệnh không tuân thủ dùng thuốc. Không tuân thủ dùng thuốc liên quan đến tác dụng phụ của thuốc, lo lắng tác dụng phụ của thuốc, người bệnh không muốn dùng thuốc và mức độ tin tưởng bác sĩ điều trị.


Từ khóa: Ung thư biểu mô tế bào gan, tuân thủ dùng thuốc, điều trị ngoại trú.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bray F et al (2018) Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. A Cancer Journal for Clinicians 68(6): 394-424.
2. Sabata E (2003) On behalf of the WHO. Adherence to long-term therapies: Evidence for action. Geneva: World Health Organization.
3. Selena ZK, Marta Haftek, Jennifer C Lai (2017) Factors associated with medication non-adherence in patients with end-stage liver disease. Dig Dis Sci 62(2): 543-549.
4. Luciana K, Aline LC, Regiane SSM et al (2017) Adherence to BCLC recommendations for the treatment of hepatocellular carcinoma: Impact on survival according to stage. CLINICS 72(8): 454-460.
5. Donna B, Traci MB, Fangxin H et al (2015) Self-reported adherence to oral cancer therapy: Relationships with symptom distress, depression, and personal characteristics. Patient Preference and Adherence 9: 1587-1592.
6. Morisky DE et al (2008) Predictive validity of a medication adherence measure in an outpatient setting. The Journal of Clinical Hypertension 10(5): 348-354
7. Maria JK, Geetha V, Vijayaprasad G (2017) Psychometric properties of the trust in physician scalein Tamil Nadu, India. J Family Med Prim Care 6: 34-38.
8. Amsalu D, Peter N, Irene W et al (2011) Assessment of drug therapy problems among patients with cervical cancer at Kenyatta National Hospital, Kenya. Gynecologic Oncology Research and Practice 4: 15.
9. Chieko H, Naoko M, Tomomi S et al (2017) Adherence to oral chemotherapy medications among gastroenterological cancer patients visiting an outpatient clinic. Japanese Journal of Clinical Oncology 47(9): 786-794.
10. Verbrugghe M, Verhaeghe S, Lauwaert K et al (2013) Determinants and associated factors influencing medication adherenceand persistence to oral anticancer drugs: A systematic review. CancerTreat Rev 39: 610-621.