Bước đầu khảo sát ảnh hưởng của điều kiện ly tâm đối với kết quả xét nghiệm một số chỉ số sinh hóa

  • Đinh Thị Thảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Viết Tân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Quỳnh Châm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ninh Thị Liễu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Cẩm Thạch Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Hóa sinh, ly tâm, chuẩn bị mẫu

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của thời gian, tốc độ ly tâm trong giai đoạn trước xét nghiệm đến kết quả phân tích các chỉ số glucose, urea, creatinine, triglycerid, cholesterol, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol, aspartate aminotransferase (AST), alanine aminotransferase (ALT), gamma glutamyl transferase (GGT), acid uric, bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp trong huyết tương. Đối tượng và phương pháp: Gồm 258 mẫu máu toàn phần được chống đông bằng li-heparin (mỗi bệnh nhân lấy 3 ống mẫu) của 86 bệnh nhân đến khám tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ ngày 15/11/2020 đến ngày 15/02/2021. Mẫu máu của mỗi bệnh nhân được ly tâm ở 3 điều kiện: Ống 1 (3000 vòng/5 phút), ống 2 (3000 vòng/10 phút) và ống 3 (4000 vòng/3 phút). Các mẫu sau ly tâm được phân tích các chỉ số sinh hóa trên máy AU5800 của hãng Beckman Coulter. Kết quả: Nồng độ glucose, LDL-cholesterol của các mẫu máu ly tâm 4000 vòng/3 phút so với các mẫu ly tâm 3000 vòng/5 phút và 3000 vòng/10 phút có sự khác biệt (p<0,05), với giá trị nồng độ khác nhau lần lượt là 5,64%, 8,11%, 9,82% và 10,86%. Nồng độ creatinine và cholesterol của mẫu máu ly tâm 3000 vòng/5 phút và 4000 vòng/3 phút có sự khác biệt (p<0,05), với nồng độ thay đổi 3,09% và 3,0%. Không có sự khác biệt kết quả của các chỉ số urea, triglycerid, HDL-cholesterol, AST, ALT, GGT, acid uric, bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp giữa 3 điều kiện ly tâm. Kết luận: Ly tâm mẫu máu 3000 vòng/5 phút không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm các chỉ số sinh hóa glucose, urea, creatinine, cholesterol, triglyceride, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol, AST, ALT, GGT, acid uric, bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp trong huyết tương bệnh nhân.


Từ khóa: Hóa sinh, ly tâm, chuẩn bị mẫu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Elisabeth I Minder, Adrian Schibli, Dagmar Mahrer, Predrag Nesic and Kathrin Plüer (2011) Effects of different centrifugation conditions on clinical chemistry and Immunology test results. BMC Clinical Pathology 11: 6.
2. Foster K, Datta P, Orswell M et al (2000) Evaluation of a centrifuge with rapid turnaround time for the preparation of plasma samples for measurement of common STAT markers on the ACS: 180 system. Clin Lab 46: 157-160.
3. Gabriel Lima-Oliveira, Denis Monneret, Fabrice Guerberd and Gian Cesare Guidi (2018) Sample management for clinical biochemistry assays: Are serum and plasma interchangeable specimens? Critical reviews in clinical laboratory sciences 55(7): 480-500.
4. Giuseppe Lippi, Gian Luca Salvagno, Martina Montagnana, Gian Cesare Guidi (2007) Preparation of a quality sample: Effect of centrifugation time on stat clinical chemistry testing. Labmedicine 3(3): 172-176.
5. Lorne LH, Melkon DB (2012) Evaluation of an abbreviated centrifugation protocol for chemistry testing. Lambmedicine 43(3): 78-81.
6. Mieke M J F Koenders, Marco E J F van Hurne, Monique Glasmacher-Van Zijl, Geesje van der Linde and Bert W J J M Westerhuis (2012) The analytic impact of a reduced centrifugation step on chemistry and immunochemistry assays: an evaluation of the modular pre-analytics. Ann Clin Biochem 49: 468-474. DOI: 10.1258/acb. 2012.011233.
7. WHO (2002) Use of anticoagulants in diagnostic laboratory investigations. WHO/DIL/LAB/99.1/ Rev2. Geneva: WHO.