Xác định nồng độ và mối liên quan một số cytokine với đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến mụn mủ

  • Nguyễn Thị Thu Hoài Trường Đại học Y Thái Nguyên
  • Bùi Thị Vân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Hữu Doanh Bệnh viện Da liễu Trung ương

Main Article Content

Keywords

Vảy nến mụn mủ, cytokine, IL-2, IL-4, IL-6, IL-10, IL-17, TNF-α, INF-γ

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định nồng độ và mối liên quan của một số cytokine (IL-2, IL-4, IL-6, IL-10, IL-17, TNF-α, INF-γ) với đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến mụn mủ. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân vảy nến mụn mủ điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và Khoa Da liễu - Dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Nồng độ các cytokine IL-2, IL-10, IL-17 ở bệnh nhân vảy nến mụn mủ toàn thân cao hơn người khỏe mạnh, IL-6 ở bệnh nhân vảy nến mụn mủ không có tiền sử vảy nến cao hơn nhóm bệnh nhân có tiền sử vảy nến thông thường và tăng dần theo mức độ bệnh. IL-8 tăng tỷ lệ nghịch với mức độ bệnh. Kết luận: Có sự thay đổi IL-2, 6, 8, 10, 17 ở bệnh nhân vảy nến mụn mủ.


Từ khóa: Vảy nến mụn mủ, cytokine, IL-2, IL-4, IL-6, IL-10, IL-17, TNF-α, INF-γ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đặng Văn Em (2013) Bệnh vảy nến. Một số bệnh tự miễn dịch thường gặp trong da liễu, Nhà xuất bản Y học, tr. 319-510.
2. Thục PH (2014) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mối liên quan giữa nồng độ cytokine với kết quả điều trị bệnh vảy nến thông thường bằng methotrexate. Luận văn Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Toruniowa B, Kozio M, and Pietrzak A (2006) Serum levels of IL-6 in mycosis fungoides, psoriasis, and lichen planus. Annals new york academy of sciences: 432-434.
4. Ohkawara AYH, Kobayashi H, Inaba Y, Ogawa H, Hashimoto I, Imamura S (1996) Generalized pustular psoriasis in Japan: Two distinct groups formed by differences in symptoms and genetic background. Acta Derm Venereol 76(1): 68-71.
5. Peter Neuner A, Franz Trautinger, Annelie Möller, Reinhard Kirnbauer, Alexander Kapp, Erwin Schöpf, Thomas Schwarz, Thomas Aluger (1991) Increased IL-6 production by monocytes and keratinocytes in patients with psoriasis. Journal of Investigative Dermatology 97(1): 27-33.
6. Andrew Johnston P (2017) IL-1 and IL-36 are dominant cytokines in generalized pustular psoriasis. J allergy clin immunol 140(1): 109-120.
7. Robert Bissonnette CWL, James GK, Jerry T, Nigen S, Innovaderm R, Montreal, Quebec, Canada; Richart BL. Interleukins -23 and -17 in patients with palmoplantar pustular psoriasis and palmoplantar pustulosis. J am acad dermatol: 201.
8. Takahashi H, Hashimoto Y, Ishida-Yamamoto A and Iizuka H (2010) Serum cytokines and growth factor levels in Japanese patients with psoriasis. Clinical and Experimen.
9. Capon F (2013) IL36RN mutations in generalized pustular psoriasis: Just the tip of the iceberg. J Invest Dermatol 133: 2503-2504.
10. Klau Wolff LA, Goldsmith Stephan I, Katz, Barbara A, Gilchrest Amy S, David J, Leffell (2009) Fitzpatrick’s Dermatology in general medicine sixth edition: 169-210.
11. Takahashi H, Nakamura K, Kaneko F et al (2011) Analysis of psoriasis patients registered with the Japanese Society for Psoriasis Research from 2002-2008. J Dermatol 38: 1125-1129.
12. Yamamoto M, Imai Y, Sakaguchi Y, Haneda T, Yamanishi K (2013) Serum cytokines correlated with the disease severity of generalized pustular psoriasis. Dis Markers 34(3): 153-161.
13. Owczarczyk-Saczonek A, Czerwińska J, Orylska M, Placek W (2019) Evaluation of selected mechanisms of immune tolerance in psoriasis. Advances in Dermatology and Allergology 36(3): 315-324.
14. Borska L, Krejsek J et al (2008) Serum levels of the proinflammatory cytokine interleukin-12 and the anti-inflammatory cytokine interleukin-10 in patients with psoriasis treated by the Goeckerman regimen. Int J Dermatol 47: 800-805.