Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tính kháng kháng sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2016 đến năm 2018

  • Đỗ Văn Đông Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Sỹ Thấu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Viết Sáng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nhiễm khuẩn huyết, Staphylococcus aureus

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tính kháng kháng sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: 57 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết theo tiêu chuẩn Sepsis và ít nhất 2 lần cấy máu dương tính với S. aureus được đưa vào nghiên cứu. Kết quả: Bệnh chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân tuổi cao (64,9%), nam giới (64,9%). Các bệnh lý nền hay gặp: Đái tháo đường (42,1%), tăng huyết áp (31,6%), bệnh phổi mạn tính (29,8%). Các chủng S. aureus phân lập được có nguồn gốc bệnh viện chiếm 47,4%. Tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn là 35,1% và tỷ lệ tử vong là 47,4%. Ổ nhiễm khuẩn tiên phát hay gặp nhất là hô hấp (43,9%), theo sau là da, mô mềm (35,1%). Phần lớn bệnh nhân có tăng số lượng bạch cầu (73,7%) và nồng độ PCT > 10ng/ml (70,2%). Tỷ lệ S. aureus kháng methicillin là 47,4%. Các chủng S. aureus còn khá nhạy cảm với quinolone. 100% chủng S. aureus nhạy cảm hoàn toàn với vancomycin. Mức độ kháng kháng sinh của MRSA cao hơn MSSA và có ý nghĩa thống kê với moxifloxacin, levofloxacin, erythromycin, tetracyclin. Kết luận: Nhiễm khuẩn huyết do S. aureus có tỷ lệ sốc và tử vong cao. Gần 50% số chủng phân lập được là MRSA.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Nam (2018) Nghiên cứu tính kháng kháng sinh, gen kháng thuốc của S. aureus, E. coli và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Luận văn Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y.
2. Nguyễn Thị Vinh (2006) Giám sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt Nam năm 2005. Tạp chí nghiên cứu Y học, Số đặc biệt, tr. 87-91.
3. Vu Quoc Dat et al (2017) Bacterial bloodstream infections in a tertiary infectious diseases hospital in Northern Vietnam: Aetiology, drug resistance, and treatment outcome. BMC infectious diseases 17(1): 493-493.
4. Will A McGuinness et al (2017) Vancomycin resistance in Staphylococcus aureus. The Yale journal of biology and medicine 90(2): 269-281.
5. Mervyn Singer et al (2016) The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (Sepsis-3). JAMA 315(8): 801-810.
6. Henry FC, Frank RD (2009) Waves of resistance: Staphylococcus aureus in the antibiotic era. Nature Reviews Microbiology, 7 629.
7. Teruyo Ito et al (2001) Structural comparison of three types of Staphylococcal cassette chromosome integrated in the chromosome in methicillin-resistant Staphylococcus aureus. Antimicrobial Agents and Chemotherapy 45(5): 1323-1336.
8. R Köck et al (2010) Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA): Burden of disease and control challenges in Europe. Eurosurveillance 15(41): 19688.
9. Mitchell ML et al (2003) 2001 SCCM/ESICM/ACCP/ATS/SIS international sepsis definitions conference. Intensive Care Medicine 29(4): 530-538.