Mối liên quan giữa độ đàn hồi nhu mô gan với mức độ tăng men gan và theo các nhóm nguyên nhân ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ

  • Đinh Thị Hương Trường Đại học Y Hà Nội
  • Đào Việt Hằng Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

ARFI, độ đàn hồi gan, gan nhiễm mỡ

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa độ đàn hồi nhu mô gan với mức độ tăng men gan và nhóm nguyên nhân ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa - Gan mật từ tháng 01/2019 đến tháng 08/2020. Đối tượng nghiên cứu ≥ 18 tuổi, được chẩn đoán gan nhiễm mỡ trên siêu âm, xác định vận tốc sóng biến dạng (SWV) trên đo ARFI trên hạ phân thùy V và VIII và làm xét nghiệm sinh hóa máu (men gan, mỡ máu). Kết quả: Có 100 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn (78% nam), tuổi trung bình là 46,19 ± 12,22 năm. Bệnh nhân gan nhiễm mỡ độ I, II, III lần lượt là: 65%, 34%, 1%. Giá trị SWV trung bình là 1,26 ± 0,28m/s. SWV trung bình cao hơn có ý nghĩa ở nam và ở hạ phân thùy VIII, tuy nhiên không khác biệt giữa các mức độ nhiễm mỡ. SWV có mối tương quan thuận với các giá trị AST, ALT, GGT, cholesterol, triglyceride. SWV có sự khác biệt giữa các mức độ tăng men gan, nhưng không có sự khác biệt giữa các nhóm nguyên nhân gây viêm gan ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Kết luận: Độ đàn hồi nhu mô gan có khác biệt giữa các mức độ tăng men gan và tương tự giữa các nhóm nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Thông Lưu, Bùi Hồng Lĩnh, Lê Thống Nhất và cộng sự (2012) Comparison of liver stiffness values by virtual touch Arfi and fibroscan Te in large sample study of 554 cases: 081 - Scientific Exhibit. Journal of Medical Imaging and Radiology Oncology, tr. 56.
2. Trần Thị Khánh Tường, Hoàng Trọng Thảng (2015) Đánh giá xơ hóa gan bằng kỹ thuật ghi hình xung lực xạ âm và chỉ số tỷ lệ aspartate aminotransferase trên tiểu cầu trong bệnh gan mạn. Tạp chí Y Dược học, 25, tr. 58-70.
3. Trương Ngọc Thái, Nguyễn Vân Anh, Đào Việt Hằng (2019) Nghiên cứu đánh giá độ đàn hồi nhu mô gan ở người trưởng thành bằng kỹ thuật ARFI. Tạp chí Y học thực hành, 1106, tr. 100-102.
4. Boursier J, Isselin G, Fouchard-Hubert I et al (2010) Acousti radiation force impulse: A new ultrasonographic technology for the widespread noninvasive diagnosis of liver fibrosis. European Journal of Gastroenterology & Hepatology 22(9): 1074.
5. Huang J, Hsieh M, Dai C et al (2007) The incidence and risks of liver biopsy in non‐cirrhotic patients: An evaluation of 3806 biopsies. Gut 56(5): 736–737.
6. Rumack CM (1998) Diagnostic Ultrasound. In: Rumack CM, editor. St Louis: Mosby: 110-112.
7. Harris N, Nadebaum D, Christie M et al (2016) Acoustic radiation force impulse accuracy and the impact of hepatic steatosis on liver fibrosis staging. Journal of Medical Imaging and Radiation Oncology 60(5): 587-592.
8. Kim JE, Lee JY, Kim YJ et al (2010) Acoustic radiation force impulse elastography for chronic liver disease: comparison with ultrasoundbased scores of experienced radiologists, child-pugh scores and liver function tests. Ultrasound in Medicine and Biology 36(10): 1637-1643.
9. Lupsor M, Badea R, Stefanescu H (2009) Performance of a new elastographic method (ARFI technology) compared to unidimensional transient elastography in the noninvasive assessment of chronic hepatitis C. Preliminary results. J Gastrointestin Liver Dis 18(3): 303- 310.
10. Daniel SPratt (2016) Evaluation of liver function. HARRISON’S Gastroenterology and Hepatology19 ed: The McGraw-Hill Companies. 2016.