Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động bệnh nhân sau đột quỵ não bằng thang điểm MAS

  • Phạm Thị Lê Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Đức Lợi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Đình Hưởng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Ánh Nguyệt Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Thị Tứ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thu Hương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Thị Hồng Thúy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Trọng Lưu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Thang điểm MAS, phục hồi chức năng, vận động chi trên, đột quỵ não

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân sau đột quỵ não bằng thang điểm MAS. Đối tượng và phương pháp: 87 bệnh nhân sau đột quỵ não được thu dung, điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện TWQĐ 108 trong năm 2019. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bằng thang điểm MAS dựa trên 8 hoạt động chính gồm nằm, ngồi, đứng, đi, hoạt động của chi trên và bàn tay. Mỗi hoạt động được cho điểm từ 0 đến 6. Tổng điểm là 48. Kết quả và kết luận: Phục hồi vận động có sự cải thiện tốt sau điều trị với điểm tăng 5,14 ± 1,73 điểm (p<0,001), trong đó nhóm động tác dịch chuyển vị thế có sự cải thiện nhiều hơn so với nhóm động tác của chi trên và bàn tay. Điểm dịch chuyển vị thế tăng 3,59 ± 0,95 điểm; điểm hoạt động chi trên và bàn tay tăng 0,74 ± 0,10 điểm. Một số hoạt động cải thiện nhiều gồm dịch chuyển vị thế từ nằm ngửa sang nằm nghiêng, từ nằm sang ngồi dậy, thăng bằng ngồi và từ ngồi chuyển sang đứng. Hoạt động của chi trên và bàn tay cần có thêm thời gian để hoàn thiện quá trình phục hồi chức năng.


Từ khóa: Thang điểm MAS, phục hồi chức năng, vận động chi trên, đột quỵ não.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Chương (2001) Các bài tập vận động trong phục hồi chức năng cho người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học phục hồi chức năng, Nhà xuất bản Y học, tr. 49-67.
2. Lương Tuấn Khanh (2017) Phục hồi chức năng sau đột quỵ - Từ nguyên lý phục hồi vận động đến thực tiễn. Tập huấn chuyên ngành PHCN khu vực phía Bắc, Cục Quân y năm 2017, tr. 83-92.
3. Nguyễn Thị Kim Liên, Cao Minh Châu (2004) Đánh giá hiệu quả PHCN của bàn tay bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 30(4), tr. 52-56.
4. Nguyễn Thị Kim Liên, Trần Việt Hà (2015) Hiệu quả phục hồi chức năng chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não theo chương trình GRASP. Tạp chí Y dược học Quân sự, Số 1-2015, tr. 85-90.
5. Lê Văn Thính (2017) Cơ chế phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ não - thuốc điều trị. Phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ, Nhà xuất bản Y học, tr. 10-11.
6. Andrew B (1981) The rate of recovery from stroke and its measurement. Int Rehabil Med 3: 155-161.
7. Bobath B (1990) Adult hemiplegia: evaluation and treatment. Oxford, UK: Butterworth – Heinemann.
8. Broeks JG et al (1999) The long-term outcome of arm function after stroke: Results of a follow – up studying. Disability and Rehabilitation 21(8): 357-364.
9. Carr JH, Shepherd RB et al (1985) Investigation of a new motor assessment scale for stroke patient. Phys Ther 65: 175-180.
10. Kwakkel G, Kollen B (2006) Impact of time on Improvement of outcome after stroke. Stroke (37): 2348-2353.