Nghiên cứu vai trò của microRNA huyết tương trong tiên lượng sốc ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng (2014-2017)

  • Trần Thị Liên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Tất Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Viết Sáng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Hữu Song Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, microRNA-146-3p, microRNA-147b, microRNA-155, microRNA-223

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu vai trò tiên lượng sốc ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết của 4 microRNA huyết tương (microRNA-146-3p, microRNA-147b, microRNA-155 và microRNA-223). Đối tượng và phương pháp: 71 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng trong thời gian từ tháng 11/2014 đến tháng 7/2017. Mức độ biểu hiện tương đối của các microRNA trong huyết tương bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết được định lượng bằng phương pháp q-RT-PCR tại Khoa Sinh học phân tử, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Diện tích dưới đường cong AUC ROC được sử dụng để ước tính giá trị của các microRNA trong tiên lượng sốc ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Kết quả và kết luận: Mức độ biểu hiện của 4 microRNA: MicroRNA-146a, microRNA-147b, microRNA-155 và microRNA-223 lưu hành trong huyết tương bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có sốc cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không sốc (p<0,05). Chỉ có 3 microRNA (MicroRNA-146-3p, microRNA-147b, microRNA-223) có khả năng tiên lượng sốc ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết với AUC ≥ 0,70 (p<0,05).


Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, microRNA-146-3p, microRNA-147b, microRNA-155, microRNA-223.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Kumar A et al (2006) Duration of hypotension before initiation of effective antimicrobial therapy is the critical determinant of survival in human septic shock. Crit Care Med 34(6): 1589-1596.
2. Parnaby RM et al (1994) The value of serum C-reactive protein levels as a marker of sepsis in intensive care unit patients. Clin Intensive Care 5(3): 106-113.
3. Ming Jin P, Adil I. Khan (2010) Procalcitonin: Uses in the clinical laboratory for the diagnosis of sepsis. Lab med 41(3): 173-177.
4. Phillip Dellinger R, Andrew Rhodes Djillali Annane et al (2013) Surviving sepsis campaign. www.ccmjournal.org, 2013. 41.
5. Vasques-Nóvoa F et al (2012) MicroRNA-155 upregulation mediates sepsis-associated cardiovascular dysfunction. Am Heart Assoc 46(9): e945-e954.
6. Wang HJ et al (2012) Four serum microRNAs identified as diagnostic biomarkers of sepsis. J Trauma Acute Care Surg 73(4): 850-854.
7. Wang JF et al (2010) Serum microRNA-146a and microRNA-223 as potential new biomarkers for sepsis. Biochem Biophys Res Commun 394(1): 184-188.
8. Goodwin AJ et al (2015) Plasma levels of microRNA are altered with the development of shock in human sepsis: An observational study. Crit Care 19: 440.