Đánh giá hiệu quả huy động tế bào gốc tạo máu ra máu ngoại vi ở bệnh nhân xơ gan mất bù do vi rút viêm gan B

  • Bùi Tiến Sỹ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thái Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phan Quốc Hoàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Xơ gan mất bù, viêm gan virus B, CD34 , Optia Spectra

Tóm tắt

Mục tiêu: Thực hiện quy trình và đánh giá hiệu quả huy động tế bào gốc tạo máu ra máu ngoại vi sau huy động G-CSF. Đối tượng và phương pháp: 31 bệnh nhân xơ gan mất bù do virus viêm gan B (tuổi từ 35 - 78 tuổi) được đưa vào nghiên cứu từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 8 năm 2019. Các bệnh nhân được huy động bằng neupogen liều 60MIU/ngày tiêm dưới da 2 mũi sáng chiều trong 3 - 5 ngày liên tục. Sau 3 ngày xét nghiệm đếm tế bào gốc CD34+ máu ngoại vi, tiến hành thu nhận tế bào CD34+ từ máu ngoại vi bằng hệ thống Optia Spectra khi số lượng tế bào CD34 đạt ít nhất 10 tế bào/µl. Đánh giá chất lượng khối tế bào gốc tạo ra thông qua số lượng, tỷ lệ sống chết của tế bào CD34+. Kết quả: Thời gian trung bình huy động CD34+ là 4,35 ngày, trong đó dài nhất là 6 ngày (2 bệnh nhân) và ngắn nhất là 3 ngày (5 bệnh nhân). Số lượng tế bào CD34+ máu ngoại vi sau huy động là 22,03 tế bào/µl, trong đó giá nhỏ nhất là 10,16  và lớn nhất là 76,5 tế bào/µl. Giá trị cutoff 15 tế bào/µl sau 4 ngày huy động được xem là giá trị dự báo thành công cho liều CD34+ thu thập được. Liều tế bào CD34+ trung bình truyền cho bệnh nhân qua đường can thiệp động mạch gan là 1,59x106 tế bào/kg. Kết luận: 4 ngày liên tục huy động bằng neupogen liều 60MIU/ngày tiêm dưới da sáng chiều đối với bệnh nhân xơ gan mất bù đủ điều kiện để thực hiện thu nhận tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi và đạt liều tế bào gốc CD34+/kg để điều trị cho bệnh nhân.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Gordon MY, Levicar N, Pai M, Bachellier P, Dimarakis I, Al-Allaf F et al (2006) Characterization and clinical application of human CD34+ stem/progenitor cell populations mobilized into the blood by granulocyte colony-stimulating factor. Stem Cells 24(7): 1822-1830.
2. Nakamura T, Torimura T, Iwamoto H, Kurogi J, Inoue H, Hori Y et al (2014) CD34(+) cell therapy is safe and effective in slowing the decline of hepatic reserve function in patients with decompensated liver cirrhosis. Journal of gastroenterology and hepatology 29(10): 1830-1838.
3. Deng Q, Cai T, Zhang S, Hu A, Zhang X, Wang Y et al (2015) Autologous peripheral blood stem cell transplantation Improves portal hemodynamics in patients with hepatitis B Virus-related decompensated cirrhosis. Hepatitis monthly 15(12): 32498.
4. Korbling M, Anderlini P (2001) Peripheral blood stem cell versus bone marrow allotransplantation: Does the source of hematopoietic stem cells matter? Blood 98(10): 2900-2908.
5. Stroncek DF, Matthews CL, Follmann D, Leitman SF (2002) Kinetics of G-CSF-induced granulocyte mobilization in healthy subjects: Effects of route of administration and addition of dexamethasone. Transfusion 42(5): 597-602.
6. Newell LF, Shoop KM, Knight RJ, Murray SN, Kwock RP, Jacoby CE et al (2019) Feasibility and cost analysis of day 4 granulocyte colony-stimulating factor mobilized peripheral blood progenitor cell collection from HLA-matched sibling donors. Cytotherapy 21(7): 725-737.
7. Gambell P, Herbert K, Dickinson M, Stokes K, Bressel M, Wall D et al (2012) Peripheral blood CD34+ cell enumeration as a predictor of apheresis yield: An analysis of more than 1,000 collections. Biology of blood and marrow transplantation: Journal of the American Society for Blood and Marrow Transplantation 18(5): 763-772.