Đánh giá kiến thức về bệnh tan máu bẩm sinh trên thanh niên chưa kết hôn tỉnh Yên Bái năm 2017

  • Nguyễn Hoàng Long Dự án Đại học VinUni, tập đoàn Vingroup, Hà Nội
  • Phan Lệ Hằng Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái

Main Article Content

Keywords

Bệnh tan máu bẩm sinh, kiến thức phòng bệnh, tỉnh Yên Bái

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá kiến thức về bệnh tan máu bẩm sinh và các yếu tố liên quan trên đối tượng thanh niên chưa kết hôn tại tỉnh Yên Bái năm 2017. Đối tượng và phương pháp: Với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, số liệu được thu thập bằng bảng hỏi tự điền trên 385 thanh niên trong độ tuổi từ 18 tới 30. Bộ câu hỏi gồm 21 câu đánh giá kiến thức về khả năng di truyền, phòng bệnh, điều trị và chăm sóc bệnh. Kết quả: 90,1% đối tượng nghiên cứu đạt điểm số ở mức không đạt (15/21 điểm trở xuống). Tỷ lệ đạt cũng rất thấp ở tất cả ba lĩnh vực nội dung là khả năng di truyền, phòng bệnh, điều trị và chăm sóc bệnh. Không có mỗi liên quan có ý nghĩa thống kê nào giữa giới tính, nghề nghiệp, dân tộc, nơi sống, tiền sử gia đình với bệnh tan máu bẩm sinh và kiến thức bệnh. Tuy nhiên, nhóm có trình độ học vấn từ phổ thông trung học trở lên có tỷ lệ đạt kiến thức cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm còn lại (p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy kiến thức về bệnh tan máu bẩm sinh của thanh niên trong độ tuổi kết hôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái rất cần được nâng cao.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái (2017) Báo cáo tình hình bệnh tật và tử vong theo ICD 10 các năm 2013, 2014, 2015, 2016.
2. Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2014) Khảo sát hiểu biết, thái độ và thực hành về bệnh tan máu bẩm sinh ở bệnh nhân và bố mẹ bệnh nhi tan máu bẩm sinh tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam, số tháng 10, tr. 387-392.
3. Lâm Thị Mỹ, Nguyễn Thị Mai Anh, Lê Bích Liên (2011) Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ có con bị bệnh Thalassemia tại Bệnh viên Nhi Đồng I Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2010. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, số 15(1), tr. 348-353.
4. Ngô Mạnh Quân và cộng sự (2014) Khảo sát nhận thức, thái độ và thực hành về phòng bệnh tan máu bẩm sinh của người đến đăng ký kết hôn tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội năm 2012. Tạp chí Y học Việt Nam, số tháng 10, tr. 476-481.
5. Nguyễn Anh Trí (2013) Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia). Tài liệu dành cho cán bộ y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Karimzaei T et al (2015) Knowledge, attitude and practice of carrier Thalassemia marriage volunteer in prevention of major Thalassemia. Glob J Health Sci 7(5): 364-370.
7. Wong LP, George E and Tan JA (2011) Public perceptions and attitudes toward thalassaemia: Influencing factors in a multi-racial population. BMC Public Health 11: 193.
8. Lee YL, Lin DT and Tsai SF (2009) Disease knowledge and treatment adherence among patients with thalassemia major and their mothers in Taiwan. J Clin Nurs 18(4): 529-538.
9. Basu M (2015) A study on knowledge, attitude and practice about thalassemia among general population in outpatient department at a tertiary care hospital of kolkata. Journal of Preventive Medicine and Holistic Health 1: 6-13.
10. Cappellini M (2008) Guidelines for the clinical management of thalassemia. Thalassemia International Federation.
11. Maheen H et al (2015) Assessing parental knowledge about thalassemia in a thalassemia center of Karachi, Pakistan. J Genet Couns 24(6): 945-951.