Đánh giá hiệu quả và an toàn của botulinum toxin tiêm vi điểm làm giảm độ nhờn, nếp nhăn và lỗ chân lông da mặt

  • Nguyễn Trọng Hào Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phạm Thị Thanh Giang Bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Botulinum toxin, tiêm vi điểm, giảm nhờn

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và an toàn của kỹ thuật tiêm vi điểm botulinum toxin trong giảm nhờn vùng da mặt. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 20 bệnh nhân được tiêm vi điểm botulinum toxin với liều tổng 30 đơn vị toàn mặt từ tháng 10/2019 đến tháng 7/2020. Đo độ nhờn trước và sau điều trị bằng thiết bị Sebumeter. Đánh giá nếp nhăn và lỗ chân lông bằng thiết bị VISIA. Bệnh nhân còn được hỏi về mức độ hài lòng đối với phương pháp điều trị. Kết quả: 100% bệnh nhân tham gia nghiên cứu ghi nhận sự giảm độ nhờn có ý nghĩa thống kê sau 2 tuần, 1 tháng và 3 tháng (p<0,001). Các yếu tố khác như nếp nhăn và lỗ chân lông cải thiện có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa trước điều trị và sau mỗi lần tái khám (p<0,05). Tuy nhiên, các yếu tố này không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa giữa các lần tái khám. 70% bệnh nhân cảm thấy hài lòng từ mức độ trung bình đến rất tốt sau điều trị. Ngoài ra, tác dụng phụ ghi nhận gồm bầm máu, sưng kéo đều nhẹ và tự giới hạn sau khi tái khám. Kết luận: Kỹ thuật tiêm vi điểm botulinum toxin hiệu quả và an toàn trong giảm nhờn vùng da mặt. Ngoài ra, botulinum toxin còn giúp giảm nếp nhăn và thu nhỏ lỗ chân lông.


Từ khóa: Botulinum toxin, tiêm vi điểm, giảm nhờn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Clayton RW, Langan EA, Ansell DM, Vos IJHM, Göbel K, Schneider MR, Picardo M, Lim X, van Steensel MAM, & Paus R (2020) Neuroendocrinology and neurobiology of sebaceous glands. Biological Reviews 95(3): 592-624.
2. Crowther JM (2016) Method for quantification of oils and sebum levels on skin using the Sebumeter®. Int J Cosmet Sci 38(2): 210-216.
3. Hong JY, Park SJ, Seo SJ, & Park KY (2020) Oily sensitive skin: A review of management options. Journal of Cosmetic Dermatology 19(5): 1016–1020.
4. Kim MJ, Kim JH, Cheon HI, Hur MS, Han SH, Lee YW, Choe YB, Ahn KJ (2019) Assessment of skin physiology change and safety after intradermal injections with botulinum toxin: A randomized, double-blind, placebo-controlled, split-face pilot study in rosacea patients with facial erythema. Dermatologic Surgery 45(9) 45(9): 1155-1162.
5. Michaels BM, Csank GA, Ryb GE, Eko FN, Rubin A (2012) Prospective randomized comparison of onabotulinumtoxinA (Botox) and abobotulinumtoxinA (Dysport) in the treatment of forehead, glabellar, and periorbital wrinkles. Aesthetic Surgery Journal 32(1): 96-102.
6. Min P, Xi W, Grassetti L, Trisliana Perdanasari A, Torresetti M, Feng S, Su W, Pu Z, Zhang Y, Han S, Zhang YX, Di Benedetto G, & Lazzeri D (2015) Sebum production alteration after botulinum toxin type a injections for the treatment of forehead rhytides: A prospective randomized double-blind dose-comparative clinical investigation. Aesthetic Surgery Journal 35(5): 600-610.
7. Rose AE, & Goldberg DJ (2013) Safety and efficacy of intradermal injection of botulinum toxin for the treatment of oily dkin. Dermatologic Surgery 39(3-1): 443-448.
8. Shah AR (2008) Use of intradermal botulinum toxin to reduce sebum production and facial pore size. Journal of Drugs in Dermatology 7(9): 847-850.
9. Shuo L, Ting Y, KeLun W, Rui Z, Rui Z, & Hang W (2019) Efficacy and possible mechanisms of botulinum toxin treatment of oily skin. In Journal of Cosmetic Dermatology 18(2): 451-457.
10. Wu WT (2015) Microbotox of the lower face and neck: Evolution of a personal technique and its clinical effects. Plast Reconstr Surg 136(5): 92-100.
11. Youn SW, Kim SJ, Hwang IA, Park KC (2002) Evaluation of facial skin type by sebum secretion: Discrepancies between subjective descriptions and sebum secretion. Skin Research and Technology 8(3): 168-172.