Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ alpha fetoprotein huyết thanh với một số đặc điểm khối u và giai đoạn bệnh ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan có HBsAg (+)

  • Lê Quang Nhựt Học viện Quân y
  • Nguyễn Lĩnh Toàn Học viện Quân y
  • Dương Quang Huy Học viện Quân y
  • Đào Đức Tiến Bệnh viện Quân y 175

Main Article Content

Keywords

UTBM tế bào gan, AFP huyết thanh, nhiễm HBV

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ alpha fetoprotein (AFP) huyết thanh với một số đặc điểm khối u và giai đoạn bệnh ở bệnh nhân ung thư biểu mô (UTBM) tế bào gan nhiễm virus viêm gan B (HBV). Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang 180 bệnh nhân UTBM tế bào gan có HBsAg (+) điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 103. Định lượng nồng độ AFP huyết thanh theo phương pháp miễn dịch gắn enzyme. Xác định các đặc điểm khối u gan dựa trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp CT đa dãy, chụp hệ mạch gan). Kết quả: 65,5% bệnh nhân UTBM tế bào gan nhiễm HBV có tăng dấu ấn AFP huyết thanh và đa phần phát hiện ở giai đoạn trung gian (60,0%) và tiến triển (23,3%) với kích thước u ≥ 5cm chiếm 79,8%, thể khối và nhân chiếm 66,1%, 19,4% bệnh nhân có tình trạng xâm lấn tĩnh mạch cửa (TMC). Nồng AFP huyết thanh tăng dần theo kích thước khối u và giai đoạn bệnh theo BCLC. Kết luận: Có mối liên quan giữa nồng độ AFP huyết thanh với kích thước khối u và giai đoạn bệnh theo phân loại BCLC.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Thanh Hiền (2013) Giá trị của alpha-fetoprotein trong chẩn đoán, chọn lựa phương pháp điều trị và tiên lượng sau phẫu thuật ung thư gan nguyên phát. Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
2. Thái Doãn Kỳ (2015) Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch hóa chất sử dụng hạt vi cầu DC Beads. Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108, Hà Nội.
3. Lê Văn Trường (2006) Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan kích thước trên 5cm bằng phương pháp tắc mạch hóa dầu chọn lọc. Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
4. Bộ Y tế (2012) Hướng dẫn chẩn đoán và điểu trị ung thư tế bào gan nguyên phát, Quyết định số 5250.
5. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I et al (2018) Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. A Cancer Journal for Clinicians 68 (6): 394-424.
6. Bruix J, Sherman M (2005) Management of hepatocellular carcinoma. Hepatology 42(5): 1208-1236.
7. Butterfield LH (2007) Recent advances in immunotherapy for hepatocellular cancer. Swiss Med Wkly 137: 83-90.
8. Choi JY, Jung SW, Kim HY et al (2013) Diagnostic value of AFP-L3 and PIVKA-II in hepatocellular carcinoma according to total AFP. World Journal of Gastroenterology 19(3): 339-346.
9. European Association for the Study of the Liver (2018) EASL clinical practice guidelines: Management of hepatocellular carcinoma. J Hepatol 69:182-236.
10. Ikai I, Kudo M, Arii S, Omata M et al (2010) Report of the 18th follow-up survey of primary liver cancer in Japan. Hepatol Res 40: 1043-1069.
11. Liver Cancer Study Group of Japan (2003) The general rules for the clinical and pathological study of primary liver cancer, second English edition. Tokyo: Kanehara & Co., Ldt.
12. Pirisi M, Avellini C, Fabris C et al (1998) Portal vein thrombosis in hepatocellular carcinoma: age and sex distribution in an autopsy study. J Cancer Res Clin Oncol 124(7): 397-400.
13. Textbook of Hepatology (2005) Tumour of the liver. 1424-1461.