Giá trị tiên lượng các biến cố tim mạch của hs-troponin T, NT-proBNP và hs-CRP, thang điểm TIMI và GRACE ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da thì đầu

  • Đặng Đức Minh Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
  • Nguyễn Tiến Dũng Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
  • Phạm Nguyên Sơn Viện nghiên cứu Khoa học Y dược Lâm sàng 108

Main Article Content

Keywords

Nhồi máu cơ tim, hs-Troponin T, hs-CRP, NT-proBNP

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan của hs-TnT, NT-proBNP và hs-CRP với một số biến cố tim mạch và tử vong ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da thì đầu. Đối tượng và phương pháp: Tất cả 162 bệnh nhân (BN) nhập viện được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên, được điều trị tại Bệnh viện Tim Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2018. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc trong 6 tháng. Kết quả: Nghiên cứu tiến hành trên 162 bệnh nhân NMCT cấp không ST chênh lên, kết quả nghiên cứu cho thấy: Nồng độ hs-TnT, NT-proBNP và hs-CRP, thang điểm TIMI và GRACE có sự khác biệt giữa nhóm có biến cố và không có biến cố tim mạch, sử dụng điểm cắt nồng độ các markers trước can thiệp hs-TnT 447,0ng/L, NT-proBNP 1840,0pmol/L, hs-CRP 7,025mg/L, GRACE 142,5 điểm, TIMI 4,5 điểm cho dự đoán tiên lượng tử vong trong 6 tháng cao hơn nhiều so với nhóm có nguy cơ thấp với p<0,001. Kết luận: Nồng độ hs-TnT, NT-proBNP, hs-CRP, thang điểm GRACE và TIMI trước và sau can thiệp có giá trị trong việc tiên lượng các biến cố tim mạch trong vòng 6 tháng sau can thiệp động mạch vành.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Việt (2015) Nhồi máu cơ tim cấp-hội chứng mạch vành cấp không có đoạn ST chênh lên. Thực hành Bệnh Tim Mạch, Nhà xuất bản Y học, tr. 20-34, 5-56.
2. Amsterdam EA et al (2014) AHA/ACC Guideline for the Management of Patients with Non-ST-Elevation Acute Coronary Syndromes. A report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines, J Am Coll Cardiol 64(24): 139-228.
3. Anderson JL, Adams CD, Antman EM (2007) CC/AHA Guidelines for the management of patients with unstable angina/non-ST-elevation myocardio infarction.J Am Coll Cardiol 50(7): 2549-2569.
4. Antman EM et al (2000) The TIMI rick score for unstable angina/non-ST-elevation a method for pronostication and therapentic decision making. JAMA 284(7): 835-842.
5. Damman P et al (2015) ESC guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevati. Comments from the Dutch ACS working group 25: 2016.
6. Thygesen K et al (2012) Third Universal Definition of Myocardial Infarction ESC/ACCF/AHA/WHF Expert Consensus Document. Circulation 126: 2020-2035.