Kết quả sống thêm lâu dài bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt sóng cao tần sử dụng kim điện cực Cool-tip

  • Nguyễn Thị Thu Huyền Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
  • Mai Hồng Bàng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Riệp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào gan, đốt nhiệt sóng cao tần, kết quả sống thêm lâu dài

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sống thêm lâu dài và phân tích các yếu tố ảnh hưởng của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt sóng cao tần sử dụng kim điện cực Cool-tip. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp, không đối chứng: Gồm 82 bệnh nhân chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tề bào gan với kích thước khối u trung bình 31,54 ± 10,7mm, điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt sóng cao tần được thực hiện trên hệ thống COOL-TIP E SERIES thế hệ mới tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thời gian từ tháng 9/2012 đến tháng 7/2020. Đánh giá kết quả sống thêm lâu dài, sống thêm không tiến triển bệnh và phân tích các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả: Xác suất sống thêm tích lũy toàn bộ ở thời điểm 3 năm, 4 năm, 5 năm, 6 năm, 7 năm lần lượt là: 90,2%, 84,1%, 37,8%, 34,1% và 18,3%. Thời gian sống thêm không tiến triển bệnh 3 năm, 4 năm, 5 năm và 6 năm lần lượt là 64,6%, 35,3%, 8,5% và 2,4%. Trong phân tích đa biến, kích thước u, số u và chức năng gan theo Child Pugh là những yếu tố tiên lượng độc lập ảnh hưởng đến kết quả sống thêm lâu dài. Số u, đáp ứng AFP là những yếu tố tiên lượng độc lập ảnh hưởng đến thời gian sống thêm không tiến triển bệnh. Kết luận: Đốt nhiệt sóng cao tần sử dụng kim điện cực Cool-tip có thể mang lại kết quả sống thêm lâu dài cho bệnh nhân UBTG kích thước u < 3cm, một khối u, và chức năng gan còn tốt.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Mai Hồng Bàng (2016) Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan các phương pháp can thiệp qua da. Nhà xuất bản Y học, tr. 62, 63, 65
2. Nguyễn Tiến Thịnh (2011) So sánh hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạc hóa dầu đơn thuần và tắc mạch hóa dầu kết hợp đốt nhiệt sóng cao tần. Luận án tiến sỹ y học, Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108.
3. GLOBOCAN 2016, cancer fact sheet: Liver cancer incidence and mortality worldwide in 2016, Online publish.
4. Gisele N’Kontchou et al (2009) Radiofrequency Ablation of Hepatocellular Carcinoma: Long-term Results and Prognostic Factors in 235 Western Patients with Cirrhosis. Hepatology, Vol 520(5): 2009.
5. Brace CL et al (2006) Multiple electrode radiofrequency ablation creats confluent areas of necrosis. Radiology 241(1): 116-124.
6. Peng ZW, Lin XJ et al (2012) Radiofrequency ablation versus hepatic resection for the treatment of hepatocellular carcinomas 2 cm or Smaller: A Retrospective Comparative Study. Radiology 262(3): 1022-1033.
7. Seror O et al (2008) Large (>or=5.0-cm) HCCs: multipolar RF ablation with three internally cooled bipolar electrodes--initial experience in 26 patients. Radiology 248(1): 288-296.
8. Kim YS, Lim HK et al (2013) Ten-year outcomes of percutaneous radiofrequency ablation as first-line therapy of early hepatocellular carcinoma: analysis of prognostic factors. Journal of Hepatology 58 (1): 89-97.
9 Kudo M (2010) Radiofrequency ablation for hepatocellular carcinoma: Updated review in 2010. Oncology 78(1): 113-24.
10. Lee DH, Lee JM et al (2013) radiofrequency ablation of hepatocellular carcinoma as first line treatment: Long term results and prognostic factors in 162 patients with cirrhosis. Vascular and Intervention Radiology 270(3): 900-909.
11. Livraghi T, Meloni F et al (2008) Sustained complete response and complications rates after radiofrequency ablation of very early hepatocellular carcinoma in cirrhosis: Is resection still the treatment of choice?. Hepatology 47(1): 82-89.
12. Shiina S, Tateishi R et al (2012) Radiofrequency ablation for hepatocellular carcinoma: 10-year outcome and prognostic factors. Am J Gastroenterol 107(4): 569-577; quiz 578.
13. Vivarelli M, Guglielmi A et al (2004) Surgical resection versus percutaneous radiofrequency ablation in the treatment of hepatocellular carcinoma on cirrhotic liver. Ann Surg 240(1): 102–107.
14. Zhou Y, Zhao Y et al (2010) Meta – analysis of radiofrequency ablation versus hepatic resection for small hepatocellular carcinoma. BMC Gastroenterlogy 10(78): 1-7.