Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân kênh nhĩ thất bán phần
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân kênh nhĩ thất bán phần. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang. Nghiên cứu thực hiện từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2014 trên 67 bệnh nhân kênh nhĩ thất bán phần và có chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Kết quả: Tuổi trung vị 16 tuổi (tỷ lệ nam/nữ: 1/1,16), 49,3% bệnh nhân trên 16 tuổi. 26,9% bệnh nhân tình cờ phát hiện bệnh. Dấu hiệu cơ năng thường gặp là khó thở (NYHA II là chủ yếu chiếm 56,7%). Dấu hiệu thực thể: Nghe tim phát hiện tiếng thổi tâm thu ở mỏm 88,1% và tiếng thổi tâm thu trong mỏm 53,7%. 94% bệnh nhân có hình ảnh X-quang tim phổi có chỉ số tim ngực ≥ 50%, dấu hiệu tăng tuần hoàn phổi chiếm 49,3%. Trên điện tâm đồ: Nhịp xoang chiếm 91%, 5 bệnh nhân rung nhĩ: 7,5% và 1 bệnh nhân block nhĩ thất cấp III: 1,5%. Trục trái chiếm 62,7%. Block nhánh phải không hoàn toàn 67,2% và block nhĩ thất cấp I chiếm 34,3%. Trên siêu âm tim, các tổn thương cơ bản của kênh nhĩ thất bán phần phù hợp với y văn với thông liên nhĩ lỗ thứ nhất rộng (100%), tổn thương xẻ van hai lá (97%), chỉ số buồng tống/ buồng nhận: 1,19. Tuy nhiên, giá trị chẩn đoán các tổn thương giải phẫu chi tiết van hai lá và van ba lá còn chưa cao. Kết luận: Các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi trung bình khá lớn và gần 27% là được phát hiện bệnh tình cờ. Phần lớn các bệnh nhân có biểu hiện điển hình trên các thăm dò cận lâm sàng như điện tim, siêu âm tim.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Thu Thủy (2016) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và siêu âm tim ở bệnh nhân Ebstein. Luận văn Tiến sĩ Y học, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108, Hà Nội.
3. Đào Quang Vinh (2015) Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thông vách nhĩ thất bán phần. Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
4. Phạm Nguyễn Vinh (1999) Kênh nhĩ thất, trong siêu âm tim và bệnh lý tim mạch. Phạm Nguyễn Vinh (Chủ biên), tập 1, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, chương 7, tr. 79-90.
5. Aubert S, Henaine R, Raisky O et al (2005) Atypical forms of isolated partial atrioventricular septal defect increase the risk of initial valve replacement and reoperation. Eur J Cardiothorac Surg 28(2): 223-228.
6. Backer CL and Mavroudis C (2003) Atrioventricular canal defects in (Eds), Pediatric cardiac surgery 3rd edition. Mosby, Philadelphia, chapter 18: 321-338.
7. Batisse A (2002) Canal atrioventriculaire (CAV) in Cardiologie pédiatrique pratique 2nd edition. Doin, Belin: 53-59.
8. El-Najdawi EK, Driscoll DJ, Puga FJ et al (2000) Operation for partial atrioventricular septal defect: A forty-year review. J Thorac Cardiovasc Surg 119(5): 880-889, discussion 889-890.
9. Gatzoulis MA, Hechter S, Webb GD et al (1999) Surgery for partial atrioventricular septal defect in the adult. Ann Thorac Surg 67(2): 504-510.
10. Najm H K, Williams WG, Chuaratanaphong S et al (1998) Primum atrial septal defect in children: Early results, risk factors, and freedom from reoperation. Ann Thorac Surg 66(3): 829-835.
11. O' Sullivan KE, Fleck R, Vigano G et al (2018) Long-term outcomes following partial atrioventricular septal defect (AVSD) repair in Ireland. Ir J Med Sci: 1-5.
12. Rice K and Simpson J (2015) Three-dimensional echocardiography of congenital abnormalities of the left atrioventricular valve. Echo Res Pract 2(1): 13-24.
13. Shinebourne EA and Ho SY (2003) Atrioventricular septal defect: Complete and partial (Ostium primum atrial septal defect). Gatzoulis MA, Webb GD, and Daubeney P.E.F. (Eds). Diagnosis and management of adult congenital heart disease. Churchill Livinstone, London 21: 179-187.
14. Waqar T, Riaz MU and Shuaib M (2017) Surgical repair of partial atrioventricular septal defect. Pak J Med Sci 33(2): 285-289