Đặc điểm lâm sàng tổn thương tại chỗ ở bệnh nhân điều trị tổn thương da mạn tính sau xạ trị

  • Hoàng Thanh Tuấn Viện Bỏng Quốc gia
  • Vũ Quang Vinh Viện Bỏng Quốc gia
  • Trịnh Tuấn Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tổn thương da do tia xạ, hội chứng da do tia xạ

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng tổn thương da do xạ trị trên 30 bệnh nhân loét sau xạ trị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả 30 bệnh nhân có tổn thương da do tia xạ được điều trị tại Viện Bỏng Lê Hữu Trác từ tháng 10/2013 đến tháng 9/2017. Xác định căn nguyên xạ trị, vị trí xạ, thời gian xạ, thời gian loét, kích thước ổ loét, tính chất ổ loét, kích thước vùng thâm nhiễm. Kết quả: 30 bệnh nhân có tỷ lệ nam/nữ = 5/25, nữ chiếm 83,3%. Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 49,96 ± 18,52. Thời gian tổn thương trung bình là 9 năm 8 tháng, thời gian lâu nhất là sau xạ 31 năm. Tổn thương ở vùng ngực gặp nhiều nhất chiếm 46,7%, tiếp đó là vùng đầu mặt, tứ chi và các vùng khác. Tổn thương độ 3 gặp 15 bệnh nhân chiếm 50%, tiếp đó là độ II 9 bệnh nhân (30%), độ I 6 bệnh nhân (20%). Kích thước ổ loét trung bình là 35,4 ± 36,8cm2, trong đó ổ loét có kích thước lớn nhất là 150cm2 và nhỏ nhất là 1cm2. Kích thước vùng thâm nhiễm xung quanh ổ loét trung bình là 99,2 ± 71,3cm2, trong đó lớn nhất là 300cm2 và nhỏ nhất là 10cm2. Kết luận: Tổn thương da do tia xạ là một dạng tổn thương đặc biệt, tổn thương xuất hiện ngay sau xạ trị nhưng lâm sàng chủ yếu gặp ở giai đoạn mạn tính với các đặc trưng: Ổ loét thường lan rộng, xung quanh thâm nhiễm, xơ cứng, tổn thương sâu tới cơ, xương và các cơ quan bên trong. Có thể gặp các biến chứng tại chỗ nặng nề như chảy máu, tổn thương màng ngoài tim, màng phổi. Xuyên suốt là một quá trình thiếu máu cục bộ mạn tính kéo dài, tổn thương không tự hồi phục và ngày càng lan rộng.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Carsten H, Søren MB, Jens O, Marie O (1998) Differentiation state of skin fibroblast cultures versus risk of subcutaneous fibrosis after radiotherapy. Radiotherapy and Oncology 47: 263-269.
2. Corinne D, Ralph D (1998) Functional assessment of cutaneous microvasculature after radiation. Radiotherapy and Oncology 51: 67-70.
3. Erica BC and Monique NM (2001) Acute effects of radiation treatment: Skin reactions. The Canadian Veterinary Journal 47(9): 931-935.
4. Gillette EL, LaRue SM, Gillette SM (1995) Normal tissue tolerance and management of radiation injury. Semin Vet Med Surg (Small Anim) 10(3): 209-213.
5. Heather C (2005) Wound healing perspectives. National healing corporation: 5-8.
6. Krizek TJ (1979) Difficult wounds: Radiation wounds. Clin Plast Surg 6(4): 541-543.
7. Mendelsohn (2002) Wound care after radiation therapy. Adv skin wound care 15: 216-224.
8. Splittle OBE (2009) High dose radiation effect and tissue injury. Health Protection Agency 2009 (except Appendix A of Chapter 5).
9. Marie-Gabrielle D, Florent de V (2004) Cancer mortality after radiotherapy for a skin hemangioma during childhood. Radiotherapy and Oncology 72: 87-93.
10. Richard PH, Asif Z, Javed M, Salomeh J, (2011) Investigations into the role of inflammation in normal tissue response to irradiation. Radiotherapy and Oncology 12(4): 25-32.
11. Siemionow, Maria, Mee, Jared (1999) Effects of 8-Gy radiation on the microcirculation of muscle flaps in the rat. Plastic & Reconstructive Surgery 104(5): 1372-1378.
12. Solange MA (2007) Effect of low-dose electron radiation on rat. Skin Wound Healing, BrazDent J 18(3): 208-214.
13. Sylvie D, Balla-Mekias S, Jean-Louis L (1999) Striking regression of chronic radiotherapy damage in a clinical trial of combined pentoxifylline and tocopherol. Journal of Clinical Oncology 17(10): 3283-3290.