Nghiên cứu sự biến đổi lượng nước ngoài mạch phổi (EVLWI) ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn

  • Nguyễn Tiến Triển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên
  • Trịnh Văn Đồng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Nguyễn Mạnh Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Lượng nước ngoài mạch phổi, sốc nhiễm khuẩn

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu sự biến đổi lượng nước ngoài mạch phổi (EVLWI) ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn và diễn biến theo quá trình điều trị. Đối tượng và phương pháp: 40 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn được theo dõi huyết động liên tục bằng phương pháp PiCCO điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2014. Phương pháp: Tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: EVLWI lúc vào viện không có sự khác biệt giữa hai nhóm tử vong và nhóm sống (14,64 ± 6,62 so với 14,72 ± 13,84ml/kg). Sau 24 giờ điều trị EVLWI ở nhóm tử vong là 16,64 ± 4,88ml/kg, cao hơn nhóm sống (11,8 ± 3,92ml/kg) có ý nghĩa thống kê. Kết luận: EVLWI có xu hướng giảm dần theo thời gian điều trị, EVLWI ở nhóm sống sót thấp hơn nhóm tử vong.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Duy Anh (2009) Thuốc vận mạch và cường tim dùng trong hồi sức cấp cứu. Giáo trình hồi sức cấp cứu. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr. 34.
2. Ngô Trung Dũng (2013) Đánh giá vai trò độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm trong hướng dẫn điều trị bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. tr. 28-38.
3. Phạm Tuấn Đức (2011) Đánh giá thay đổi vận chuyển oxy và tiêu thụ oxy trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 28-46.
4. Lê Trí Hải (2007) Nghiên cứu hiệu quả sử dụng kết hợp thuốc vận mạch trong điều trị sốc nhiễm khuẩn tại hai khoa cấp cứu và điều trị tích cực. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 42-64.
5. Vũ Hải Yến (2012) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng- cận lâm sàng và kết quả của liệu pháp điều trị sớm theo mục tiêu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 34-55.
6. Berkenstadt H, Margalit N, Hadani M (2001) Stroke volume variation as a predictor of fluid responsiveness in patients under going brain surgery. Anesth Analg 92(4): 984-989.
7. Brian C, Richard R, Mitchell ML (2009) Hemodynamic monitoring in sepsis. Crit Care Clin 25: 803-823.
8. Goepfert MS, Reuter Da et al (2007) Goal directed fluid management reduces vasopressor and catecholamine use in surgery patients. Intensive Care Med 33: 96-103.
9. Wiener Rs, Welch Hg (2007) Trends in the use of the pulmonary artery catheter in the United States, 1993-2004. JAMA 298: 423-429.
10. Vincent (2011) Clinical review: Update on hemodynamic monitoring - a consensus of 16. Critical Care 15: 229.