Giá trị của cộng hưởng từ trong đánh giá giai đoạn T các khối ung thư trực tràng
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định giá trị của cộng hưởng từ trong đánh giá tình trạng xâm lấn tại chỗ của các khối ung thư trực tràng. Đối tượng và phương pháp: 50 bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ ung thư trực tràng tại Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Việt Đức từ tháng 3/2018 đến tháng 2/2019. So sánh giai đoạn T trên phim cộng hưởng từ với đánh giá giai đoạn T sau mổ dựa trên bảng 2 × 2 và hệ số Kappa. So sánh kích thước khối u trên cộng hưởng từ và sau phẫu thuật bằng Intraclass Correlation (ICC). Kết quả: Phù hợp tốt kích thước khối u đo trên cộng hưởng từ và sau phẫu thuật, ICC = 0,785. Phù hợp tốt giữa đánh giá giai đoạn ung thư trưc tràng trên cộng hưởng từ và đánh giá sau phẫu thuật, K = 0,731. Độ chính xác chung của cộng hưởng từ trong đánh giá giai đoạn T là 84%. Đối với T1, 2 cộng hưởng từ có Se 58,3%, Sp 97,4%. Đối với T3 cộng hưởng từ có Se 96%, Sp 72%. Đối với T4 cộng hưởng từ có Se 84,6%, Sp 100%. Kết luận: Cộng hưởng từ có độ chính xác cao trong đánh giá giai đoạn T các khối ung thư trực tràng.
Từ khóa: Cộng hưởng từ, ung thư trực tràng, độ chính xác, xâm lấn, giai đoạn.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Beets-Tan RG, Lambregts DM, Maas M et al (2018) Magnetic resonance imaging for clinical management of rectal cancer: Updated recommendations from the 2016 european society of gastrointestinal and abdominal radiology (ESGAR) consensus meeting. Eur Radiol 28(4): 1465-1475.
3. Iannicelli E, Di Renzo S, Ferri M et al (2014) Accuracy of high-resolution MRI with lumen distention in rectal cancer staging and circumferential margin involvement prediction. Korean J Radiol 15(1): 37-44.
4. Taylor FG, Swift RI, Blomqvist L et al (2008) A systematic approach to the interpretation of preoperative staging MRI for rectal cancer. American journal of roentgenology 191(6): 1827-1835.
5. Group MS (2006) Diagnostic accuracy of preoperative magnetic resonance imaging in predicting curative resection of rectal cancer: prospective observational study. Bmj 333(7572): 779.
6. Bibbins-Domingo K, Grossman DC, Curry SJ et al (2016) Screening for colorectal cancer: US preventive services task force recommendation statement. Jama 315(23): 2564-2575.
7. Sheng-Xiang Rao, Meng-Su Zeng, Jian-Ming Xu et al (2007) Assessment of T staging and mesorectal fascia status using high-resolution MRI in rectal cancer with rectal distention. World journal of gastroenterology 13(30): 4141-4146.
8. Beets-Tan RG, Beets GL, Vliegen RFA et al (2001) Accuracy of magnetic resonance imaging in prediction of tumour-free resection margin in rectal cancer surgery. The Lancet 357(9255): 497-504.
9. Gollub MJ, Maas M, Weiser M et al (2013) Recognition of the anterior peritoneal reflection at rectal MRI. American journal of roentgenology. 200(1): 97-101.