Đánh giá kết quả điều trị vô sinh trên bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang sử dụng phác đồ GnRH đối vận trong thụ tinh trong ống nghiệm

  • Đoàn Xuân Kiên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
  • Nguyễn Thanh Tùng Học viện Quân y
  • Đoàn Thị Hằng Học viện Quân y

Main Article Content

Keywords

Hội chứng buồng trứng đa nang, phác đồ GnRH đối vận, GnRH đồng vận

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị vô sinh của bệnh nhân hội chứng buồng chứng đa năng (HCBCĐN) bằng thụ tinh trong ống nghiệm sử dụng phác đồ GnRH đồng vận kết hợp GnRH đối vận trưởng thành noãn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu thực hiện trên 140 bệnh nhân HCBTĐN được chẩn đoán và phân loại kiểu hình theo Rotterdam. Kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH đối vận kết hợp trưởng thành noãn bằng GnRH đồng vận. Đánh giá chất lượng phôi ngày 3 qua hình thái, tỷ lệ có thai ở chu kỳ chuyển phôi trữ đầu tiên, tỷ lệ quá kích buồng trứng. Kết quả: Từ 140 bệnh nhân HCBTĐN chúng tôi tạo được 1149 phôi ngày 3. Số phôi tốt chiếm tỷ lệ cao nhất (48%), phôi trung bình và phôi xấu bằng nhau bằng 26%. Không có sự khác biệt về chất lượng phôi giữa các nhóm kiểu hình. Tỷ lệ làm tổ trung bình của nghiên cứu là 27,2%, tỷ lệ có thai là 48,6%, tỷ lệ thai lâm sàng là 44,3%, thai tiến triển là 42,1%. Tỷ lệ hội chứng quá kích buồng trứng nhẹ chiếm 5%. Không gặp quá kích buồng trứng mức độ vừa và nặng. Kết luận: Sử dụng phác đồ GnRH đối vận kết hợp GnRH đồng vận trưởng thành noãn là một phương pháp an toàn, không ảnh hưởng đến chất lượng phôi cũng như kết quả điều trị vô sinh ở bệnh nhân HCBTĐN.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Dương Đình Hiếu (2016) Nghiên cứu hình thái và đánh giá liên tục phôi 3 và 5 ngày tuổi của bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm. Luận án Tiến sĩ Y học - Học viện Quân Y.
2. Alpha Scientists in Reproductive Medicine and ESHRE Special Interest Group Embryology (2011). Istanbul consensus workshop on embryo Assessment: Proceedings of an expert meeting. Reprod Biomed Online 22(6): 632–646.
3. Engmann L, DiLuigi A, Schmidt D et al (2008) The use of gonadotropin-releasing hormone (GnRH) agonist to induce oocyte maturation after cotreatment with GnRH antagonist in high-risk patients undergoing in vitro fertilization prevents the risk of ovarian hyperstimulation syndrome: A prospective randomized controlled study. Fertil Steril. 89(1): 84–91.
4. Golan A, Ron-El R, Herman Ar et al (1989) Ovarian hyperstimulation syndrome: An update review. Obstet Gynecol Surv 44(6): 430–440.
5. Haydardedeoglu B, Kilicdag EB, Parlakgumus AH et al (2012) IVF/ICSI outcomes of the OCP plus GnRH agonist protocol versus the OCP plus GnRH antagonist fixed protocol in women with PCOS: A randomized trial. Arch Gynecol Obstet 286(3): 763-769.
6. Helena Teede (2018) International evidence-based guideline for the assessment and management of polycystic ovary syndrome 2018.
7. Mourad S, Brown J, Farquhar C (2017). Interventions for the prevention of OHSS in ART cycles: an overview of Cochrane reviews. Cochrane Database Syst Rev (1).
8. Qiao J, Feng HL (2011) Extra- and intra-ovarian factors in polycystic ovary syndrome: Impact on oocyte maturation and embryo developmental competence. Hum Reprod Update 17(1): 17-33.
9. Rotterdam ESHRE/ASRM-Sponsored PCOS Consensus Workshop Group (2004) Revised 2003 consensus on diagnostic criteria and long-term health risks related to polycystic ovary syndrome. Fertil Steril 81(1): 19-25.
10. Singh N, Naha M, Malhotra N et al (2014) Comparison of gonadotropin-releasing hormone agonist with GnRH antagonist in polycystic ovary syndrome patients undergoing in vitro fertilization cycle: Retrospective analysis from a tertiary center and review of literature. J Hum Reprod Sci 7(1): 52-57.