Phẫu thuật nội soi cố định diện bám dây chằng chéo trước khớp gối bằng kỹ thuật 2 đường hầm - một số nhận xét kết quả ban đầu

  • Đỗ Đức Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Quốc Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phùng Văn Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Ngọc Thanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nhổ diện bám dây chằng chéo trước, 2 đường hầm

Tóm tắt

Tóm tắt


Mục tiêu: Nhận xét kết quả ban đầu phẫu thuật nội soi cố định diện bám dây chằng chéo trước khớp gối bằng kỹ thuật 2 đường hầm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu gồm 19 bệnh nhân được chẩn đoán bong diện bám dây chằng chéo trước khớp gối độ III, IV tuổi từ 22 đến 46 (tuổi trung bình 33,8) được phẫu thuật nội soi cố định lại diện bám dây chằng chéo trước bằng kỹ thuật qua 2 đường hầm. Kết quả được đánh giá bằng khám lâm sàng, phim X-quang, thang điểm Lysholm, dụng cụ KT-1000 đánh giá độ vững khớp gối và thước đo góc đánh giá biên độ vận động khớp gối. Kết quả: Thời gian theo dõi trung bình 4,46 tháng (từ 2 đến 7 tháng). Thang điểm Lysholm và biên độ khớp gối không đánh giá trước phẫu thuật bởi đa số bệnh nhân đều mới chấn thương. Sau phẫu thuật, điểm Lysholm trung bình là 92,6 (từ 82 đến 100 điểm), đánh giá mức độ trượt ra trước của mâm chày bên chân phẫu thuật bằng KT-1000 trung bình là 1,57mm (từ 0 - 4mm) so với chân lành. Sau phẫu thuật, biên độ hạn chế gấp gối trung bình là 5,7ᵒ (từ 0 - 20ᵒ) so với bên lành và không có bệnh nhân nào hạn chế biên độ duỗi gối. Kết luận: Điều trị bong diện bám dây chằng chéo trước khớp gối bằng phẫu thuật nội soi cố định diện bám bằng kỹ thuật 2 đường hầm cho kết quả ban đầu rất khả quan. Cần theo dõi và đánh giá kết quả điều trị trong thời gian dài hơn.


Từ khóa: Nhổ diện bám dây chằng chéo trước, 2 đường hầm.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Ahn JH, Yoo JC (2005) Clinical outcome of arthroscopic reduction and suture for displaced acute and chronic tibial spine fractures. Knee Surg Sports Traumatol Arthroscopy (13): 116-121.
2. Huang TW (2008) Arthroscopic suture fixation of tibial eminence avulsion fractures. The Arthroscopy Association of North America (24): 1232-1238.
3. Hwang JP (2007) Arthroscopic evaluation after surgical repair of intercondylar eminence fractures. Archives of orthopaedic and trauma surgery (9): 753-757.
4. Jang KM (2013) Novel arthroscopic fixation method for anterior cruciate ligament tibial avulsion fracture with accompanying detachment of the anterior horn of the lateral meniscus: Three-point suture fixation. Injury (44): 1028-1032.
5. Lysholm J, Gillquist J (1982) Evaluation of knee ligament surgery results with special emphasis on use of a scoring scale. Am J Sports Med (10): 150-154.
6. Poncet A (1985) Arrachement de l’epine du tibia a l’insertion du ligament croise anterieur. Bull Mem Soc Chir Paris (1): 883-884.
7. Vikram S (2015) Functional outcome in tibial spine fracture treated with arthroscopic pull through suture technique. Journal of Orthopedics. Traumatology and Rehabilitation (1): 6-10.
8. Yanhao Y (2015) Treatment of tibial eminence fractures with arthroscopic suture fixation technique: A retrospective study. Int J Clin Exp Med (8): 13797-13803.