Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính ngực trong chẩn đoán nốt đơn độc ở phổi có đường kính lớn hơn 8mm
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định đặc điểm hình ảnh cũng như các dấu hiệu gợi ý ác tính của nốt phổi đơn độc trên cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu ngực. Đối tượng và phương pháp: 165 bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2019 có kết quả chẩn đoán nốt phổi đơn độc trên phim cắt lớp vi tính ngực và có kết quả giải phẫu bệnh (sau sinh thiết tổn thương xuyên thành ngực và/hoặc sau phẫu thuật). Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Nốt phổi đơn độc có tỷ lệ lành tính là 51,5% và ác tính là 48,5%. Tuổi mắc bệnh trung bình 53,5 ± 1,4 năm. Nhóm tuổi hay gặp nhất là từ 49 - 69 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ ~ 1,8:1. Nốt phổi hình bầu dục 73,9%, hình tròn 20%. Những nốt tròn có tỷ lệ lành tính cao (66,7%) và ác tính thấp (32,3%) trong khi những nốt bờ đa cung hoặc nốt vô định hình thì tỷ lệ ác tính là chủ yếu (62,5% và 100,0%) (p=0,075). Đường kính trung bình là 20,4 ± 5,2mm. Nốt phổi có ĐKTB ≥ 20mm có khả năng ác tính cao gấp 4,64 lần so với nốt phổi có ĐKTB < 20mm (p<0,001; CI: (2,32 - 9,31). Nốt phổi đơn độc đa số tập trung ở ngoại vi và thùy trên, tổn thương phổi phải nhiều hơn phổi trái với tỷ lệ lần lượt là 55,1% và 44,9% (p<0,0001). Nốt có bóng khí bên trong chiếm 23%, nốt có hang hóa hoặc vôi hóa chiếm 9,8%, nốt có tỷ trọng mỡ, hoại tử hay liềm khí tỷ lệ tương ứng là 3,7%, 4,9% và 5,4%. Nốt ung thư phổi đa số có bờ không đều và tua gai hoặc kết hợp dấu hiệu đuôi màng phổi (72,6%), nốt lành tính thường có bờ đều, nhẵn (90,9%). Kết luận: Nốt đơn độc phổi hay gặp trên lâm sàng và có tỷ lệ ác tính cao (48,5%). Cắt lớp vi tính độ phân giải cao có vai trò quan trọng trong việc đánh giá chi tiết các đặc điểm hình thái, vị trí, kích thước và ngấm thuốc cản quang của chúng và đưa ra hướng chẩn đoán nguyên nhân phù hợp.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Webb WR, Sarles BH (2017) Thoracic imaging: Pulmonary and cardiovascular radiology. Radiology 3: 1093-1217.
3. Garrigós EG, Jiménez JA, José SP (2018)Best Protocol for combined contrast-enhanced thoracic and abdominal CT for lung cancer: A Single-Institution Randomized Crossover Clinical Trial. AJR, 210: 1226-1234.
4. Rehman I, Memon W, Husen Y, Akhtar W, Sophie R (2011) Accuracy of computed tomography in diagnosing malignancy in solitary pulmonary lesions. J Pak Med Assoc 61(1): 48-51.
5. Dąbrowska M et al (2010) Simplified method of dynamic contrast-enhance computed tomography in the evaluation of indeterminate pulmonary Nodules. Respiration 79: 91-96.
6. Gao F et al (2017) Diagnostic value of contrast-enhanced CT scans in identifying lung adenocarcinomas manifesting as GGNs (ground glass nodules). Medicine 96(43).
7. Shi ZT et al (2016) Differential diagnosis of solitary pulmonary nodules with dual-source spiral computed tomography. Experimental and therapeutic medicine 12: 1750-1754.
8. Soardi GA et al (2015)Assessing probability of malignancy in solid solitary pulmonary nodules with a new Bayesian calculator: Improving diagnostic accuracy by means of expanded and updated features. Eur Radiol25: 155-162.
9. Yang LI et al (2017)Assessment of the cancer risk factors of solitary pulmonary nodules. Oncotarget 8(17): 29318-29327.