Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau mổ rò hậu môn

  • Phạm Phúc Khánh Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
  • Nguyễn Ngọc Thực Bệnh viện Việt Đức
  • Nguyễn Ngọc Ánh Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
  • Lê Nhật Huy Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
  • Phan Thị Dung Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Main Article Content

Keywords

Rò hậu môn, chất lượng cuộc sống, mất tự chủ hậu môn

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật rò hậu môn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức bao gồm những bệnh đã được phẫu thuật rò hậu môn. Người bệnh được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi Short Form 36 (SF36) vào thời điểm sau phẫu thuật 2 tuần (lần 1) và 4 tuần (lần 2) để đánh giá chất lượng cuộc sống. Bảng điểm Wexner được sử dụng để đánh giá sự tự chủ của người bệnh sau phẫu thuật. Kết quả: Từ ngày 01/01/2019 đến ngày 30/09/2019 có 156 người bệnh được phỏng vấn, 137 nam chiếm 87,8%, 19 nữ chiếm 12,2%, độ tuổi trung bình là 37 tuổi (13 - 69). Điểm trung bình sức khỏe thể chất của người bệnh tăng từ 30,63 điểm (lần 1) lên 75,18 điểm (lần 2). Tỷ lệ người bệnh có điểm sức khỏe thể chất ở mức thấp đã giảm từ 89,7% xuống còn 9,6%. Ngược lại điểm sức khỏe thể chất ở mức độ cao đã tăng từ 10,3% lên 90,4% (p<0,0001). 29 trường hợp (18,6%) mất tự chủ hậu môn sau phẫu thuật và nhóm người bệnh mất tự chủ hậu môn có nguy cơ chất lượng cuộc sống ở mức thấp cao hơn nhóm người bệnh không mất tự chủ hậu môn (OR lần 1 = 4,54; OR lần 2 = 4,99). Kết luận: Chất lượng cuộc sống tổng thể của người bệnh bị ảnh hưởng nhiều sau phẫu thuật điều trị rò hậu môn. Mất tự chủ hậu môn là biến chứng thường gặp và là yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Hối (2002) Hậu môn trực tràng học: Nhà xuất bản Y học.
2. Shouler PJ GR, Keighley MR, Alexander-Williams J (1986) Fistula-in-ano is usually simple to manage surgically. Int J Colorectal Dis 1: 113-115.
3. Garcia-Aguilar J DC, Le CT, Lowry AC, Rothen- berger DA ( 2000) Patient satisfaction after surgical treatment for fistula-in-ano. Dis Colon Rectum 43: 1206-1212.
4. Schouten WR ZD, Briel JW (1999) Transanal advancement flap repair of transsphincteric fistulas. Dis Colon Rectum 42: 1419-1422.
5. Yassin NA HT, Lunniss PJ, Phillips RK (2013) Ligation of the intersphincteric fistula tract in the management of anal fistula. A systematic review. Colorectal Dis 15: 527-535.
6. Mereno PM (2011) Video-assisted anal fistula treatment (VAAFT): A novel sphincter-saving procedure for treating complex anal fistulas. Tech Coloproctol 15: 417-422.
7. Ahmed A, Abou-Zeid AE-A (2015) Short Form 36 quality of life after lay open of anal fistula. The Egyptian Journal of Surgery 34: 281-286.
8. HA Owen GB, Schizas A, Cohen R, Williams AB (2016) Quality of life with anal fistula. Ann R Coll Surg Engl 98: 334-338.
9. Schouten WR, van Vroonhoven TJ (1991) Treatment of anorectal abscess with or without primary fistulectomy. Results of a prospective randomized trial. Dis Colon Rectum 34(1): 60-63.
10. Pescatori M AS, Cafaro D, Iannello A, Magrini (2006) Marsupialization of fistulotomy and fistulectomy wounds improves healing and decreases bleeding: A randomized con- trolled trial. Colorectal Dis 8(1): 11-14.
11. Riss SSK, Mittlböck M, Pones M, Vogelsang H, Reinisch W, Riedl M, Stift A (2013) Sexual function and quality of life after surgical treatment for anal fistulas in Crohn's disease. Tech Coloproctol 17(1): 89-94.