Nhận xét hiệu quả khảo sát hình thái hệ thống ống tủy răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai hàm trên sử dụng phim chụp cắt lớp vi tính hình nón nội nha
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét hiệu quả sử dụng phim chụp cắt lớp vi tính hình nón nội nha (CBCT nội nha) trong khảo sát hình thái hệ thống ống tủy (HTOT) răng hàm lớn thứ nhất, thứ hai hàm trên (HL1HT, HL2HT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 55 phim CBCT nội nha và 55 phim quanh chóp kĩ thuật số răng HL1HT và HL2HT của 50 bệnh nhân điều trị tủy răng. Kiểm tra số chân răng (CR), số ống tủy răng phân loại hình thái ống tủy (HTOT) răng HL1HT và HL2HT trên phim quanh chóp và phim CBCT, đánh giá hiệu quả khảo sát HTOT của phim CBCT. Kết quả: Răng HL1HT 100% chân răng trong có 1 OT, 96,4% chân răng xa có 1 OT, 60,7% CR ngoài gần có 2 OT. Răng HL2HT 88,9% có 3 chân răng trong đó: 100% CR trong và chân răng ngoài xa có 1 OT; 70,8% chân răng ngoài gần có 1 OT; 29,2% chân răng ngoài gần có 2 OT. Có 11,1% răng HL2HT có 2 chân răng trong đó: 100% trong có 1 OT; 66,7 % chân răng ngoài có 2 OT; 33,3% chân răng ngoài có 1 OT. Hình thái ống tủy: Chân răng ngoài gần răng HL1HT có 39,3% HTOT loại I, 21,4% loại II, 21,4% loại IV, 10,7% loại III; 3,6% loại V, 3,6% loại VI; chân răng ngoài gần răng HL2HT có 70,8% HTOT loại I, 12,5% loại IV, 8,3 % loại V, 4,2% loại II và 4,2% loại VI. Tỷ lệ răng HL1HT, HL2HT có 2 OT ngoài gần trên phim quanh chóp và phim CBCT là 5,8% và 46,2%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Răng HL1HT chân răng ngoài gần: 39,3% HTOT loại I, 21,4% loại II, 21,4% loại IV, 10,7% loại III; 3,6% loại V, 3,6% loại VI. Răng HL2HT chân răng ngoài gần có 70,8% HTOT loại I, 12,5% loại IV, 8,3% loại V, 4,2% loại II và 4,2% loại VI. Tỷ lệ răng HL1HT, HL2HT có 2 OT ngoài gần trên phim quanh chóp và phim CBCT là 5,8% và 46,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Phim CBCT nội nha đánh giá chính xác hình thái HTOT răng HL1HT, HL2HT.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Abuabara A et al (2012) Efficacy of clinical and radiological methods to identify second mesiobuccal canals in maxillary first molars Acta Odontologica Scandinavica. Early Online: 1-5.
3. Jorge NR, Gu Y et al (2018) Differences on the Root and root canal morphologies between Asian and white ethnic groups analyzed by cone-beam computed tomography. JOE 44(7): 1096-1104
4. Patel S et al (2016) The limitations of conventional radiography and adjunct imaging techniques. Cone Beam-Computed Tomography in Endodontics, Quintessence Publishing: 13-24, 79-86.
5. Neelakantan P et al (2010) Cone-Beam computed tomography study of root and canal morphology of maxillary first and second molars in an Indian Population. J Endod 36: 1622-1627.
6. Ratanajirasut R et al (2018) A Cone-beam computed tomographic study of root and canal morphology of maxillary first and second permanent molars in a Thai Population. J Endod Jan 44(1): 56-61.
7. Vertucci FJ et al (1984) Root canal anatomy of the human permanent teeth. Oral surc 58: 589-599.
8. Zhang R et al (2011) Use of cone-beam computed tomography to evaluate root and canal morphology of mandibular molars in Chinese individuals. International Endodontic Journal 44: 990-999.