Nghiên cứu thay đổi nồng độ IL-17A và hs-CRP huyết thanh của bệnh nhân vảy nến thông thường điều trị bằng secukinumab

  • Trần Nguyên Ánh Tú Bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Trọng Hào Bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh
  • Đặng Văn Em Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Vảy nến thông thường, secukinumab, IL-17A, hs-CRP

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi nồng độ IL-17A và hs-CRP trên bệnh nhân vảy nến thông thường mức độ vừa và nặng điều trị bằng secukinumab. Đối tượng và phương pháp: 50 bệnh nhân vảy nến thông thường (VNTT) mức độ vừa và nặng điều trị bằng secukinumab 300mg. Mức độ nặng của bệnh dựa vào chỉ số PASI (vừa-nặng: PASI ≥ 10). Định lượng hs-CRP và IL-17A theo phương pháp Elisa với bộ kit được cung cấp bởi hãng Abcam của Hoa Kỳ tại tuần 0, 12 và 24. Kết quả: Nồng độ IL-17A giảm dần theo thời gian điều trị với secukinumab có ý nghĩa thống kê, sau 12 tuần từ 29,89 giảm còn 23,82 (p<0,01), sau 24 tuần là 6,05 (p<0,001) và hs-CRP cũng giảm dần theo thời gian có ý nghĩa thống kê, sau 12 tuần từ 8,14 còn 4,27 (p<0,001) và sau 24 tuần là 2,13 (p<0,001). Kết luận: Secukinumab không chỉ giúp cải thiện nhanh các thương tổn vảy nến trên lâm sàng mà còn có vai trò giúp làm giảm nồng độ IL-17A và hs-CRP sau điều trị, từ đó có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch và tử vong trên bệnh nhân vảy nến.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trọng Hào (2016) Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên bệnh vảy nến thông thường. Luận án Tiến sĩ y học chuyên ngành da liễu. Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Trương Lê Anh Tuấn, Lê Ngọc Diệp (2012) Mối liên quan giữa bệnh vảy nến và hội chứng chuyển hóa. Y học TP. Hồ Chí Minh; tập 16, phụ bản số 1, tr. 268-274.
3. Benjamin L, Yevgeniy B et al (2018) Interleukin-17, inflammation, and cardiovascular risk in patients with psoriasis. In J Am Acad D Ermatol 79(2): 345-352.
4. Ryan C, Kirby B (2015) Psoriasis is a systemic disease with multiple cardiovascular and metabolic comorbidities. Dermatol Clin 33: 41-55.
5. Boehncke WH, Boehncke S, Tobin AM, Kirby B (2011) The 'psoriatic march': A concept of how severe psoriasis may drive cardiovascular comorbidity. Exp Dermatol 20: 303-307.
6. Myers GL, Rifai N et al (2004) CDC/AHA Workshop on markers of inflammation and cardiovascular disease: Application to clinical and public health practice: Report from the laboratory science discussion group. In Circulation 110(25): 545-549.
7. Van de Kerkhof PCM, Nestlé FO (2018) Psoriasis. In Dermatology, 4th edition, Elsevier Saunders: 138-160.
8. Charles W, Lynde, Ronald Vender et al (2014) Interleukin 17A: Toward a new understanding of psoriasis pathogenesis. In J Am Acad Dermatol: 1-10.
9. Akimichi M, Yumiko T et al (2020 Assessment of serum biomarkers in patients with plaque psoriasis on secukinumab. In Journal of Dermatology 47: 452-457
10. Gottlieb B, Sigurgeirsson et al (2014) Secukinumab Reduces Hs-CRP levels in subjects with moderate-To-severe plaque psoriasis and concomitant psoriatic arthritis: A sub-analysis from the Phase 3 erasure study. In Annals of the Rheumatic Diseases 73: 1047-1048.
11. Gerdes S, Pinter A, Papavassilis C, Reinhardt M (2020) Effects of secukinumab on metabolic and liver parameters in plaque psoriasis patients. In J Eur Acad Dermatol Venereol 34(3): 533-541.