Ảnh hưởng của một số yếu tố nhân khẩu học đến trắc nghiệm đánh giá nhận thức Montreal

  • Nguyễn Xuân Thanh Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Vũ Thị Thanh Huyền Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Trung Anh Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Trắc nghiệm MoCA, yếu tố nhân khẩu học, ảnh hưởng

Tóm tắt

 Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học với trắc nghiệm đánh giá nhận thức Montreal (MoCA) trên người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 243 đối tượng trên 60 tuổi đến khám tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Các đối tượng nghiên cứu được đánh giá trắc nghiệm MoCA và các yếu tố nhân khẩu học. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 69,2 ± 11,3 năm, tỷ lệ nữ/nam là 1,53. Tuổi có mối liên quan tỷ lệ nghịch có ý nghĩa thống kê với tổng điểm và các thành phần trong trắc nghiệm MoCA (trí nhớ, ngôn ngữ, thị giác không gian, chức năng điều hành và chú ý). Số năm đi học có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tổng điểm MoCA, các thành phần trong trắc nghiệm MoCA, thông qua mối tương quan đồng biến. Giới tính có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với thị giác không gian, chức năng điều hành, chú ý, trong đó nữ có tỷ lệ cao hơn nam. Kết luận: Tuổi, giới và trình độ học vấn có ảnh hưởng đến thang điểm MoCA, trong đó tuổi có mối liên quan nghịch biến và số năm đi học có mối liên quan đồng biến với thang điểm MoCA. Do vậy, việc sàng lọc sa sút trí tuệ thường quy bằng thang điểm MoCA trên những người tuổi cao và trình độ học vấn thấp là cần thiết.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Kim Việt (2005) Nghiên cứu trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu và chụp cắt lớp vi tính sọ não trong chẩn đoán bệnh Alzheimer. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 38(5), tr. 1-5.
2. Nguyễn Ngọc Hòa (2006) Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ và một số yếu tố nguy cơ liên quan ở người cao tuổi tại huyện Ba Vì - Hà Tây cũ (2005 - 2006). Tạp chí Y học thực hành, 662(5), tr. 22-24.
3. Freitas S, Simoes MR, Alves L et al (2012) Montreal cognitive assessment: Influence of sociodemographic and health variables. Arch Clin Neuropsychol 27(2): 165-175.
4. Innocenti A, Cammisuli DM, Sgromo D et al (2017) Lifestyle, physical activity and cognitive functions: The impact on the scores of Montreal Cognitive Assessment (MoCa). Arch Ital Biol 155(1-2): 25-32.
5. Kasper D et al (2015) Harrison's principles of internal medicine, 19th edition. McGraw-Hill Education, New York.
6. Memoria CM, Yassuda MS, Nakano EY et al (2013) Brief screening for mild cognitive impairment: validation of the Brazilian version of the Montreal cognitive assessment. Int J Geriatr Psychiatry 28(1): 34-40.
7. Nasreddine ZS, Phillips NA, Bedirian V et al (2005) The Montreal cognitive assessment, MoCA: A brief screening tool for mild cognitive impairment. J Am Geriatr Soc 53(4): 695-699.