Vai trò điện tim bề mặt trong đánh giá vị trí ngoại tâm thu thất nguyên phát xuất phát từ đường ra thất phải

  • Phạm Trường Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ngoại tâm thu thất, đường ra thất phải, điện tim bề mặt

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu giá trị điện tim bề mặt trong đánh giá vị trí ngoại tâm thu thất nguyên phát xuất phát từ đường ra thất phải. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân ngoại tâm thu thất nguyên phát đường ra thất phải, tuổi trung bình là 48,8 ± 14,3 (tháng). Tất cả bệnh nhân được ghi điện tim bề mặt phân tích hình dạng từng thành phần sóng QRS, sau đó tiến hành thăm dò điện sinh lý và triệt đốt ngoại tâm thu để xác định vị trí ổ ngoại tâm thu thất tại đường ra thất phải. Kết quả: So với ngoại tâm thu thất thành trước, ngoại tâm thu thất vị trí thành sau có QRS  rộng hơn ở chuyển đạo DI, aVF. Với điểm cắt của biên độ sóng R ở DI > 0,26mV có giá trị chẩn đoán phân biệt ngoại tâm thu thất vị trí thành trước và thành sau thất phải. Biên độ sóng R ở DIII và AVF của ngoại tâm thu thất ở vị trí vùng cao đường ra thất phải cao hơn so với ngoại tâm thu thất khởi phát ở vị trí vùng thấp đường ra thất phải. Điểm cắt biên độ sóng R > 1,21mV tại AVF có giá trị chẩn đoán ngoại tâm thu thất ở vị trí vùng cao đường ra thất phải. Kết luận: Hình dạng sóng QRS của điện tim bề mặt có giá cao trong việc đánh giá các vị trí ổ ngoại tâm thu thất tại đường ra thất phải.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Vũ Mạnh Tân (2016) Nghiên cứu mối liên quan giữa vị trí khởi phát của rối loạn nhịp từ thất phải với điện tâm đồ bề mặt. Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
2. Aliot EM, Stevenson WG Almendral-Garrote JM et al (2009) EHRA/HRS Expert Consensus on Catheter Ablation of Ventricular Arrhythmias: Developed in a partnership with the European Heart Rhythm Association (EHRA), a Registered Branch of the European Society of Cardiology (ESC), and the Heart Rhythm Society (HRS); in collaboration with the American College of Cardiology (ACC) and the American Heart Association. Europace 11(6): 771-817.
3. Kamakura S, Shimizu W, Matsuo K et al (1998) Localization of optimal ablation site of idiopathic ventricular tachycardia from right and left ventricular outflow tract by body surface ECG. Circulation 98(15): 1525-1533.
4. Prineas RJ, Crow RS, Zhang ZM (2010) The minnesota code manual of electrocardiographic findings: Standards and procedures for ECG measurement in epidemiologic and clinical trials. Springer-Verlag, London.
5. Shima T, Ohnishi Y, Inoue T et al (1998) The relation between the pacing sites in the right ventricular outflow tract and QRS morphology in the 12-lead ECG. Jpn Circ J 62(6): 399-404.