Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có suy đa tạng do vi khuẩn Gram âm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2016 đến năm 2018

  • Hoàng Thị Hạnh Trường Đại học Y Dược Thái Bình
  • Nguyễn Đăng Mạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hương Lan Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Trí Thức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Trí Cường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, tiên lượng tử vong

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có suy đa tạng do vi khuẩn Gram âm. Đối tượng và phương pháp: 44 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có suy đa tạng do vi khuẩn Gram âm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (2017 - 2018). Các bệnh nhân này đủ tiêu chuẩn chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo chương trình toàn cầu về kiểm soát nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn (SSC) năm 2016 và kết quả cấy máu có vi khuẩn Gram âm. Chẩn đoán suy đa tạng dựa theo tiêu chuẩn sửa đổi của Knaus năm 2005. Nghiên cứu mô tả cắt ngang theo mẫu thống nhất. Các bệnh nhân được phân thành 2 nhóm: Sống và tử vong. So sánh 2 nhóm bệnh nhân về một số yếu tố tiên lượng. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có suy đa tạng do vi khuẩn Gram âm là 65,9%. Tỷ lệ các tạng suy thường gặp nhất trong nhóm bệnh nhân tử vong là hô hấp (82,8%), gan (69%) và thận (69%). Số tạng suy càng nhiều thì tỷ lệ tử vong càng cao. Có ba (3) yếu tố tiên lượng tử vong độc lập ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn là điểm APACHE II > 22, điểm SOFA > 9 và PCT ≥ 100ng/ml.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hoàng Văn Quang (2009) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của suy đa tạng và các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Y học thực hành, 649(12), tr. 18-21.
2. Nguyễn Xuân Vinh (2015) Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Khoa HSTC-CĐ, Bệnh viện Thống Nhất. Hội nghị khoa học.
3. Hoàng Văn Quang, Lê Bảo Huy (2012) Giá trị tiên lượng tử vong của một số bảng điểm đánh giá suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1), tr. 167-173.
4. Andrew Rhodes (2017) Surviving sepsis campaign: International Guidelines for Management of Sepsis and Septic Shock: 2016. SCCM and ESICM.
5. Micheals, Pobert K et al (2005) Improving care of the patient with severe sepsis and sepsis shock. Comtemporary Care Medicine 3(5): 1-11.
6. Janssens U, Graf C, Graf J et al (2000) Evaluation of the SOFA score: A single-center experience of a medical intensive care unit in 303 consecutive patients with preominantly cardiovascular disorders. Intensive Care Med (26): 1037-1045.
7. Elizabeth B, Desanka D, Sanja D et al (2001) Multiple organ failure in septic patients. Razilian journal of infectious diseases, Salvado june 5(3): 1-8.
8. Clec’h C, Ferriere F et al (2004) Diagnostic and prognostic value of procalcitonin in patients with septic shock. Crit Care Med 32(5): 1166-1169.