Nghiên cứu giá trị của siêu âm, cộng hưởng từ 3 tesla và siêu âm nội soi trong chẩn đoán tắc mật do sỏi ống mật chủ

  • Dương Minh Thắng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Thị Phượng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Sỏi ống mật chủ, siêu âm nội soi, siêu âm, cộng hưởng từ

Tóm tắt

Sỏi đường mật là một bệnh lý hay gặp, có nhiều phương pháp chẩn đoán sỏi ống mật chủ như siêu âm, cộng hưởng từ 3.0T, siêu âm nội soi, nghiên cứu nhằm tìm hiểu giá trị của các phương pháp này. Mục tiêu: Đánh giá giá trị của siêu âm, cộng hưởng từ 3.0T và siêu âm nội soi trong chẩn đoán tắc mật do sỏi ống mật chủ. Đối tượng và phương pháp: 62 bệnh nhân nghi có sỏi ống mật chủ được điều trị tại Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1/2017 đến tháng 4/2018. Đánh giá giá trị của siêu âm, cộng hưởng từ 3.0T và siêu âm nội soi bằng đối chiếu với tiêu chuẩn vàng là lấy sỏi mật tụy ngược dòng (ERCP). Kết quả: Bệnh nhân nam 56,4%, nữ 43,6%, tỷ lệ nam/nữ = 1,3. Dấu hiệu lâm sàng chủ yếu tam chứng Charcot: Đau hạ sườn phải 72,6%, sốt 48,3%, vàng da 45,1%. Siêu âm phát hiện sỏi 72,2%, cộng hưởng từ 3.0T 83,3%, siêu âm nội soi 88,9%. Siêu âm nội soi và siêu âm có sự tương đồng yếu trong chẩn đoán sỏi ống mật chủ với K = 0,350. Siêu âm nội soi và cộng hưởng từ 3.0T có sự tương đồng ở mức trung bình trong chẩn đoán sỏi ống mật chủ với K = 0,690. Siêu âm nội soi trong chẩn đoán sỏi ống mật chủ có độ nhạy 88,9%, độ đặc hiệu 87,5%, giá trị chẩn đoán đúng là 88,7%. Siêu âm trong chẩn đoán sỏi ống mật chủ có độ nhạy 72,2%, độ đặc hiệu 62,5%, giá trị chẩn đoán đúng là 69,3%. Cộng hưởng từ 3.0T trong chẩn đoán sỏi ống mật chủ có độ nhạy 83,3%, độ đặc hiệu 87,5%, giá trị chẩn đoán đúng là 83,9%. Kết luận: So với tiêu chuẩn vàng ERCP siêu âm nội soi có giá trị cao nhất tiếp đó là cộng hưởng từ 3.0T và siêu âm trong chẩn đoán tắc mật do sỏi ống mật chủ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Mai Hồng Bàng (2012) Nội soi mật tụy ngược dòng trong chẩn đoán và điều trị sỏi, giun ống mật chủ. Nhà Xuất bản y học, Hà Nội.
2. Hoàng Kỷ (1994) Chẩn đoán siêu âm trong các bệnh gan mật. Bách khoa thư bệnh học. Tập 11, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 181-187.
3. Jean-D-Wilson (1991) Hepatobiliary imaging, Harrison's principles of Internal medicine volume two. International edition Mc. Graw-Hill-Inc, 1304-1307.
4. Cano LD (2007) Suspected choledocholithiasis: endoscopic ultrasound or magnetic resonance cholangio-pancreatography? A systematic review. European Journal of Gastroenterology & Hepatology 19(11): 1007-1011.
5. Brailski K et al (1998) Diagnosis of Jaundice, Vutr Boles. Bugaria medline 26(5): 24-32.
6. American Society for Gastrointestinal Endoscopy (2010) The role of endoscopy in the evaluation of suspected choledocholithiasis. Gastrointestinal Endoscopy 71(1): 1-9.
7. Schmidt S, Chevallier P, Novellas S et al (2007) Choledocholithiasis: repetitive thick-slab single-shot projection magnetic resonance cholangiopancreaticography versus endoscopic ultrasonography. Eur Radio 17(1): 241-250.
8. Almadi MA, Barkun JS, Barkun AN (2012) Management of suspected stones in the common bile duct. CMAJ. 184(8): 884-892.
9. Fusaroli P, Kypraios D, Caletti G et al (2012) Pancreatico-biliary endoscopic ultrasound: A systematic review of the levels of evidence, performance and outcomes. World J Gastroenterol, 18(32): 4243-4256.